:: Trang Chủ
» Lưu Bút
» Diễn Đàn
» Chơi games
» Nghe nhạc
» Xem phim
» Truyện tranh
» Avatars
» Phòng Tranh

Thơ Tình
Truyện Tình
Vườn tình yêu
Nghệ Thuật Sống
Danh ngôn tình yêu

Tin căn bản
Mẹo vặt
Đồ họa
Kho Download

Học tiếng Anh
Học tiếng Hàn
Học tiếng Hoa

T==============T
ID:  PASS:  
» Quên mật khẩu   » Đăng ký tài khoản mới
Hỏi và đáp
Hôm nay,  
TRANG CHỦ
Lưu bút
Tình yêu
Diễn đàn
Nghe nhạc
Xem phim
Chơi game
Phòng tranh
Quy định
Hỏi đáp
Tình Yêu
Thơ Tình
Truyện Tình
Nghệ Thuật Sống
Vườn Tình Yêu
Tâm Hồn Cao Thượng
Tin Học
Tin Căn Bản
Mẹo Vặt
Đồ Họa
Internet - Web
Kho Download
IT 360°
Giải Trí
Danh Ngôn
Thơ Thẩn
Truyện Cười
Truyện Ngắn
Truyện Ngụ Ngôn
Truyện Truyền Thuyết
Cổ tích - Sự tích
Thế giới games
Học Ngoại Ngữ
Tiếng Anh
Tiếng Hàn
Tiếng Hoa
English audio
English story
Học qua bài hát
Văn phạm tiếng Anh
Kỷ niệm áo trắng
Người thầy
Thơ áo trắng
Kỷ niệm không phai
LIÊN KẾT
Thơ Tình

Bài thơ cuối cùng

       

Tôi biết làm sao được hỡi trời
Giận anh không nỡ nhớ không thôi
Mưa buồn mưa hắt trong lòng ướt
Sợ quá đi anh, có một người…

Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ ?
Một mùa thu cũ, một lòng đau...
Ba năm ví biết anh còn nhớ,
Em đã câm lời, có nói đâu !

Đã lỡ, thôi rồi ! chuyện biệt ly,
Càng khơi càng thấy lụy từng khi
Trách ai mang cánh "ti-gôn" ấy,
Mà viết tình em, được ích gì ?

Chỉ có ba người đã đọc riêng,
Bài thơ "đan áo" của chồng em.
Bài thơ "đan áo" nay rao bán,
Cho khắp người đời thóc mách xem...

Là giết đời nhau đấy, biết không ?
....Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung,
Giận anh, em viết dòng dư lệ,
Là chút dư hương: điệu cuối cùng !

Từ đây, anh hãy bán thơ anh,
Còn để yên tôi với một mình,
Những cánh hoa lòng, hừ ! đã ghét,
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.

Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi...
Buồng nghiêm thờ thẩn hồn eo hẹp,
Đi nhớ người không muốn nhớ lời !

Tôi oán hờn anh, mỗi phút giây,
Tôi run sợ viết, bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôi... chết
Đêm hỡi ! Làm sao tối thế nầy ?

Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên;
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín,
Lại chính là anh ? anh của em !

Tôi biết làm sao được hỡi trời ?
Giận anh, không nỡ ! Nhớ không thôi !
Mưa buồn, mưa hắt, trong lòng ướt...
Sợ quá đi, anh... "có một người" !...
Đã được xem 3429 lần
Sưu tầm bởi: cunconkaka
Cập nhật ngày 09/06/2009


CẢM NHẬN
thanks
cam? on nhung~ y' kie^n' cua? ma^y' bo^` nha
Được viết bởi cunconkaka (14/06/2009 - 12:27:33 AM)
mới có tí thông tin,cập nhật cho các bạn nè..
Sự xác định của Nguyễn Vỹ

Nguyễn Vỹ là một trong những nhà thơ tiên phong trong phong trào Thơ Mới. Năm 1970, khi Nguyễn Vỹ xuất bản cuốn Văn Thi Sĩ Tiền Chiến tại Sàigòn, thì ông đã đưa sự thực về Thâm Tâm và TTKh ra ánh sáng.

Trang bià quyển Văn Thi Sĩ Tiền Chiến và bài viết về TTKh của nhà thơ Nguyễn Vỹ
(Nguồn : thinhanquangngai.worldpress.com)

Như chúng ta đã biết, sau Phan Khôi, Nguyễn Vỹ cùng với Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Manh Manh, Thế Lữ là những người đã phát triển phong trào Thơ Mới. Nguyễn Vỹ và Mộng Sơn lập trường phái Bạch Nga, chủ trương cách tân thơ, chú trọng đến khía cạnh âm nhạc và hình thức xếp chữ trong thơ. Trường phái Bạch Nga bị Thế Lữ và Hoài Thanh đả kích kịch liệt, thơ Nguyễn Vỹ không được tiếp nhận đúng mức. Đánh giá thơ Nguyễn Vỹ là một vấn đề khác mà chúng tôi không đề cập đến trong bài này. Nguyễn Vỹ là bạn thân của Lan Khai, Lưu Trọng Lư, Trương Tửu và trong cuốn Văn Thi Sĩ Tiền Chiến ông đã vẽ lại chân dung 35 nhà văn, nhà thơ sinh hoạt trong không khí văn học từ đầu thế kỷ đến 1945. Một tư liệu quý cho những người nghiên cứu văn học.

Sau hơn 30 năm im lặng, 1970, một năm trước khi mất, Nguyễn Vỹ đã công bố những lời tâm sự của Thâm Tâm 22 năm sau khi Thâm Tâm qua đời trong bài viết Thâm Tâm và sự thât về TTKh. mà chúng tôi xin lược trình sau đây :

Năm 1936, 37 có xuất hiện ở phố Chợ Hôm, ngoại ô Hà Nội, một nhóm văn sĩ trẻ với bút hiệu là Trần Huyền Trân, Thâm Tâm và một vài người nữa. Ít ai để ý đến họ. Huyền Trân và Thâm Tâm đều mới 18, 19 tuổi. Họ có một tờ tuần báo nhỏ, tên là Bắc Hà ở phố Chợ Hôm. Chủ động trên tờ báo là Trần Huyền Trân. Báo Bắc Hà bán không chạy lắm, tuy có vài mục hài hước, vui, nhờ mấy bức vẽ của Tuấn Trình. Thâm Tâm là bút hiệu của Tuấn Trình. Tuấn Trình vẽ nhiều hơn viết, thỉnh thoảng đăng một bài thơ, vài mẩu truyện ngắn. Đôi khi thấy xuất hiện trên mặt báo vài ba bài thơ có tính cách ca dao, ái tình của Nguyễn Bính học sinh lớp nhất trường tiểu học Hà Đông. Nguyễn Bính thi rớt, nghỉ học luôn.



Tôi - tức là Nguyễn Vỹ - tuy không chơi thân, nhưng quen biết Trần Huyền Trân khá nhiều vì anh ta ở trọ một căn nhà trong ngõ Khâm Thiên, phía sau chợ. Tôi ở một gác trọ của đường Khâm Thiên, gần Ô Chợ Dừa. Đôi khi Trần Huyền Trân nhờ tôi viết bài cho tuần báo Bắc Hà cho vui vì không có tiền nhuận bút. Để tỏ tình thông của văn nghệ, tôi có viết một truyện ngắn khôi hài, và chỉ có một lần.

Trong một số báo đặc biệt Mùa Hè, Tuấn Trình có vẽ một cặp Bạch Nga bơi trên Hồ Hoàn Kiếm và ghi ở dưới Nguyễn Vỹ và Mộng Sơn.

Tôi quen biết Tuấn Trình là do Trần Huyền Trân giới thiệu. Nhà anh ở Chợ Hôm, cách chợ độ ba, bốn trăm thước. Anh đẹp trai, y phục lúc nào cũng bảnh bao, người có phong độ hào hoa, lịch thiệp. Tôi thấy ở Sàigòn có anh Hoàng Trúc Ly, nhà văn, na ná giống Tuấn Trình về dáng điệu cũng như tính tình, tư cách. Nhiều khi gặp Hoàng Trúc Ly trên đường Bonnard Sàigòn, tôi quên lững, cứ tưởng như gặp Tuấn Trình trên phố Chợ Hôm Hà Nội.

Một buổi chiều gần tối, Tuấn Trình đi lang thang gần chợ Khâm Thiên. Tôi từ Hà Nội về nhà, tôi tưởng anh đến Trần Huyền Trân, nhưng anh bảo: Thằng Huyền Trân nó đi đâu, không có nhà. Tôi rủ anh về gác trọ của tôi ở cuối phố. Hôm ấy, tôi có vài chục bạc trong túi, có thể làm một tiệc bánh giò chả lụa với Tuấn Trình. Tôi bảo anh ở lại ngủ với tôi cho vui. Đêm ấy cao hứng, Tuấn Trình ngà ngà say rượu Văn Điển, kể chuyện tình của anh với cô Khánh cho tôi nghe.

Câu chuyện tình

Trần Thị Khánh là một cô học trò lớp nhất trường tiểu học Sinh Từ. Thi hỏng, cô ở nhà giúp mẹ làm việc nội trợ. Nhà cô cũng ở đường Sinh Từ, ngay cạnh Thanh Giám, nơi đền thờ Khổng Tử.

Thanh Giám là một thắng cảnh Hà Nội, đã liệt vào cổ tích Việt Nam, xây cất từ đời nhà Lý, tu bổ cho tới đời nhà Lê, hình chữ nhật, xung quanh xây tường đá ong, cao độ hai thước Đền thì ở trong cùng, trước đền có Hồ Tròn, hai bên hồ có những tấm bia ghi tên các tiến sĩ đời nhà Lê. Vào Thanh Giám có cổng tam quan lớn, trước cổng có tấm bia đề hai chữ Hán Hạ mã và hai trụ cao. Trong vườn trồng rất nhiều cây cổ thụ và các cây kiểng, nơi đây rất yên tĩnh và mát mẻ, cũng là nơi các cặp trai gái hẹn hò tâm sự. Trước kia có một bầy quạ chiều tối bay về đây ngủ, cho nên người Pháp cũng gọi là Pagode des corbeaux. Chùa Quạ, ngoài danh từ lịch sử Temple de Confucius, Đền Khổng Tử.

Cô nữ sinh Trần Thị Khánh là một thiếu nữ đẹp. Tuấn Trình có một người cô, nhà ở phố Chợ Cửa Nam, gần Sinh Từ. Anh thường đến đây thăm cô và trông thấy cô Khánh đi chợ mỗi buổi sáng. Lúc ấy vào khoảng tháng 2 năm 1936, họa sĩ Tuấn Trình -tên gọi hồi đó- mới 19 tuổi, và cô Khánh 17 tuổi. Tuấn Trình mới bắt đầu vẽ và viết chút ít trong tờ tuần báo Bắc Hà của Trần Huyền Trân vừa xuất hiện.

Sau một vài tháng theo dõi, Tuấn Trình làm quen được với cô Khánh và gởi báo Bắc Hà tặng cô. Cô gái 17 tuổi, cảm mến người nghệ sĩ tài hoa, tình yêu chớm nở như cành hoa antigone trắng cũng vừa chớm nở trong tháng đầu hè trước sân nhà cô.

Hoa ti gôn hồng (antigonon leptopus)
(Nguồn : Wikipedia/JM Garg)
Antigone là loại hoa của người Pháp đem qua hồi đầu thế kỷ, không thơm nhưng đẹp. Nó là loại hoa dây, lá giống như lá nho, cho nên ở miền Nam nhiều người gọi là hoa nho. Có hai loại : hoa trắng và hoa hồng. Hoa nở vào đầu mùa hè thành những chùm rất dễ thương, nụ hoa giống hình trái tim nho nhỏ. Ở Hà Nội người ta trồng rất nhiều và bán cũng rất nhiều ở chợ Đồng Xuân, cũng như ở Chợ Hoa, bờ hồ Hoàn Kiếm. Cắm nó vào lọ để phòng khách, nó buông ra một vẻ lãng mạn, khả ái lắm. Người Bắc gọi tắt là hoa ty gôn. Ở phố Sinh Từ, antigone mọc rất nhiều, như trước sân nhà ông Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Nhược Pháp. Nhà trọ của Lưu Trọng Lư và Lê Tràng Kiều ở phố Hàm Long có cả một giàn hoa trắng và hồng. Nhưng mùa đông lá rụng, hoa tàn thì không cảnh nào tiêu sơ quạnh quẽ bằng.

Tình yêu của Tuấn Trình và Trần Thị Khánh chớm nở ngay lúc những chùm hoa antigone vừa hé nụ, và chết giữa mùa đông năm đó, trong lúc giàn hoa ty gôn úa tàn, rụng ngập đầy sân. Thời kỳ mơ mộng ngắn ngủi trong mấy tháng hè, sang hết mùa thu, không đem lại chút thỏa mãn nào cho tâm hồn khao khát của Tuấn Trình.

Chính lúc này Tuấn Trình lấy bút hiệu là Thâm Tâm. Một vài bài thơ tình thức đêm làm tặng cô Khánh. Những bài thơ đầu tiên đăng trên tuần báo Bắc Hà đều ký là Thâm Tâm, nhưng các tranh vẽ trong báo vẫn ký Tuấn Trình. Nhưng cô gái 17 tuổi, dè dặt, theo lễ giáo của gia đình, chưa thật bao giờ đáp ứng đúng với tình yêu tha thiết của Tuấn Trình Thâm Tâm.

Trong lúc những cặp tình nhân trẻ trung dắt nhau đi du ngoạn khắp nơi thơ mộng ở Hà Nội và ngoại ô, thì Trần Thị Khánh cứ phải từ chối những lời mời của Thâm Tâm. Cô thường nói: Thầy mẹ em nghiêm lắm, gia đình em nghiêm lắm. Lần nào cô Khánh cũng lặp lại chữ nghiêm gia giáo ấy để trả lời kỳ vọng khát khao của người yêu.

Chỉ được hai lần Khánh đến nơi hẹn, nhưng không được lâu. Lần thứ nhất, một đêm trăng, Khánh lẻn băng qua đường vào vườn Thanh Giám. Tuấn Trình đã chờ người yêu nơi đây, dưới bóng cổ thụ. Nhưng cả hai cũng không nói được gì, Khánh run sợ. Tuấn Trình bối rối, tất cả những lời lẽ bay bướm đã sắp sẵn, bây giờ quên hết. Cuối cùng lại trách móc nhau vì những chữ Thầy mẹ em nghiêm lắm và rồi Khánh cũng vội vã chạy về nhà.

Lần thứ hai, vườn Thanh Giám đêm ấy cũng ngập ánh trăng thu. Nhiều người nói Thanh là Thanh Hóa, là hoàn toàn sai sự thật. Nhưng thái độ của Khánh lạ lùng, khó hiểu. Hình như Khánh muốn nói với Tuấn Trình một điều gì, nhưng ngại ngùng không nói. Rồi nàng buồn bã hỏi: Anh định bao giờ đến xin thầy mẹ cho chúng mình ? Chàng họa sĩ bối rối trước câu hỏi bất ngờ. Chàng lơ đễnh bảo: Anh chưa nghĩ đến việc ấy, vì... Câu chuyện bị bỏ dở nơi đây cho đến khi từ giã.

Hai người vẫn thư từ với nhau cho đến một hôm... Tuấn Trình nhận được bức thư của người yêu, không, của người đã hết yêu, báo tin nàng sắp lấy chồng. Thư viết bằng mực tím, trên bốn trang giấy học trò, xé trong một quyển vở Nam Phương Hoàng hậu (loại vở học trò rất thông dụng lúc bấy giờ).

Đại khái trong thư Khánh nhắc lại tình yêu thơ mộng của cô với người nghệ sĩ tài hoa son trẻ, đó là những chữ cô dùng trong thư. Tình yêu rất đẹp, nhưng vì thầy mẹ của cô rất nghiêm theo lễ giáo, nên dù vị hôn phu của cô là một người chỉ mới biết sơ thôi nhưng cô vẫn có bổn phận phải giữ tròn chữ hiếu, cô than thở đời cô khổ nên tình duyên ngang trái, cô khóc suốt đêm, v.v... Cuối thư ký tắt Kh.

Tuy Khánh không viết gì về vị hôn phu và ngày cưới, nhưng sau dọ hỏi, Tuấn Trình được biết chồng Khánh là một nhà buôn giàu có ở phố Hàng Ngang, 39 tuổi, đẹp trai, góa vợ và không có con. (Trong câu thơ bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi là chỉ sự cách biệt tương đối giữa tuổi 39 của người chồng và tuổi vị thành niên của Khánh). Tiệc cưới rất linh đình, rước dâu bằng 10 chiếc Citroën mới. Cô dâu đeo nữ trang rực rỡ, mặc chiếc áo màu đỏ tươi, lộng lẫy ngồi cạnh người chồng mặc áo gấm xanh.

Đêm trước hôm cô Khánh lên xe hoa, Thâm Tâm tổ chức tại tòa báo Bắc Hà một tiệc thịt chó, uống Mai quế lộ, mời Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính và Vũ Trọng Can tham dự. Họ say sưa ngâm thơ, làm thơ, cười đùa cho đến khuya rồi lăn ra ngủ trên đất.

Trái với mọi dự đoán, Khánh rất hạnh phúc với chồng. Người đau khổ là Tuấn Trình Thâm Tâm. Vừa nhớ thương đơn phận, vừa bị mặc cảm của người nghệ sĩ nghèo bị người yêu bỏ rơi, lại còn bị mấy thằng bạn chế nhạo, đùa bỡn, nhất là Vũ Trọng Can.

Vì một chút tự ái văn nghệ, Tuấn Trình đã thức suốt đêm, theo lời anh thuật lại, để làm bài thơ Hai sắc hoa ty gôn, ký tên TTKh, với thâm ý cho Trần Huyền Trân và Vũ Trọng Can tin là của Khánh làm ra để thương tiếc mối tình tan vỡ. Muốn giữ tính cách bí mật, Tuấn Trình nhờ cô em họ chép lại bài thơ trên, dán kín bao thơ và nhờ cô này mang thư đến tòa báo.

Tất nhiên là giọng thơ lãng mạn của Tuấn Trình hoàn toàn khác với lời tâm sự trong bức thư cuối cùng của Khánh báo tin sắp lấy chồng. Cô Khánh không biết làm thơ. Và theo lời Tuấn Trình, cô ghét những bài thơ của Thâm Tâm. Sau khi nhận được bức thư cuối cùng của Khánh, trong thư Khánh tỏ ý không bằng lòng Tuấn Trình đã mượn tên cô để làm thơ kể chuyện tình duyên cũ trên báo, có thể làm hại đến cuộc đời của cô. Trong lá thư phản đối đó, Khánh xưng tôi chứ không xưng em nữa.

Thâm Tâm lấy lại những lời, những chữ trách móc giận dữ của Khánh trong thư để làm Bài thơ cuối cùng ký tên TTKh, với những câu :

Trách ai mang cánh “ti gôn” ấy
Mà viết tình em được ích gì ?
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem.
Là giết đời nhau đấy biết không ?
Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung
Giận anh em viết dòng dư lệ
Là chút dư hương điệu cuối cùng.
Từ nay anh hãy bán thơ anh
Còn để yên tôi với một mình

Rồi để đáp lại Bài thơ cuối cùng, Thâm Tâm làm bài Dang dở tặng TTKh, cũng là bài thơ kết thúc niềm đau của mối tình dang dở :
Nhưng anh biết cái gì xưa đã chết,
Anh càng buồn càng muốn kết thành thơ,
Mộng đang xanh, mộng hóa bơ phờ,
Đây bài thơ chót kính dâng tặng bạn.

Huyền thoại Hai sắc hoa ti gôn, sở dĩ được những tên tuổi nổi tiếng của thi ca đương thời phụ hoạ và đứng vững lâu dài trong lòng người đọc, bởi nó chở những đớn đau chân thực của một người tình, dù viết dưới bàn tay trá hình Thâm Tâm. Và cũng nhờ tài năng của Thâm Tâm mà chúng ta có được hai hình tượng mới: người ấy và hoa ty gôn. Tính mơ hồ bóng gió của người ấy và cái chết thảm khốc của Antigone ẩn trong một chùm hoa nhỏ, xinh như mộng, càng làm tăng thêm chất bi đát thầm lặng của tình yêu, liệm thêm sự bí mật của những chữ TTKH.
Được viết bởi laiquocthao (11/06/2009 - 11:36:55 AM)
sơ lược ý nghĩa ...
Nếu mình nhớ không lầm thì Bài thơ thứ nhất và Bài thơ cuối cùng có liên quan đến bài thơ :: Hai sắc hoa tigôn:: của TTKH. Với khổ thơ cuối nổi tiếng :
...........
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi ! Người ấy có buồn không ?
Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng...
...........
Sau khi xuất hiện đã có nhiều nhà thơ trong nước họa lại bài thơ này, trong đó nổi tiếng nhất là Thâm Tâm và Nguyễn Bính. Bài thơ thứ nhất và Bài thơ cuối cùng là hai bài khép lại chuỗi đối đáp này. Đến nay không ai chắc TTKH là ai nhưng mọi người đều cho rằng đó là bà Trần Thị Khanh, hiện định cư tại Pháp.
Bạn cunconkaka nên tóm tắt sơ lược để bạn đọc hiểu.
Được viết bởi laiquocthao (11/06/2009 - 10:39:56 AM)
hay
tho nay hay.ma toi ko hieu y nghia cau tho noi gi het,dau toi toan la soi da xin ban dung chac tui nghe,nghe thi hay ma hem biet chuyen no a the nao
Được viết bởi jayhuy1990 (10/06/2009 - 10:52:42 PM)
TÌM KIẾM

Search
« Tìm nâng cao »
TIÊU ĐIỂM
Chùm thơ tình yêu
Điều em muốn
Bài toán tình yêu
Anh của riêng em
Gửi người con gái tôi yêu
Đôi Dép
YÊU THẦM
TÌNH LÀ THỨ GÌ ???
Chỉ nhớ riêng T
Tình Yêu Vĩnh Hằng
SÔI ĐỘNG NHẤT
Lần gặp đầu tiên
Lần gặp đầu tiên
Em mất anh, mãi mãi mất anh!
Ý nghĩa của hoa hồng xanh
Gửi Lại Chút Yêu Thương
Tự tình....
(^-^)+(^-^)...Nhớ Em...(^-^)+(^-^)
(^-^)+(^-^)...Nhớ Em...(^-^)+(^-^)
(^-^)+(^-^)...Nhớ Em...(^-^)+(^-^)
Mưa Trên Đảo Nhỏ
LIÊN KẾT WEB
Game Online
Học thiết kế web
Xem phim - Nghe nhạc
Nhạc Flash
Truyện Tranh
Avatars
Chat trên web
NHÀ TÀI TRỢ
 
Thung lũng Hoa Hồng - Mảnh đất của TÌNH YÊU - Diễn đàn TÌNH YÊU lớn nhất Việt Nam- Love Land - Informatics - Relax worlds
Tình Yêu | Tin Học | Giải Trí | Ngoại ngữ | Nghe nhạc | Xem phim | Flash games | Truyện tranh | Thế giới avatars | 15 phút chia sẻ | Lưu bút
Copyright © 2005 Thung Lũng Hoa Hồng. - All rights reserved. Designed and Coded by Thành Nha