:: Trang Chủ
» Lưu Bút
» Diễn Đàn
» Chơi games
» Nghe nhạc
» Xem phim
» Truyện tranh
» Avatars
» Phòng Tranh

Thơ Tình
Truyện Tình
Vườn tình yêu
Nghệ Thuật Sống
Danh ngôn tình yêu

Tin căn bản
Mẹo vặt
Đồ họa
Kho Download

Học tiếng Anh
Học tiếng Hàn
Học tiếng Hoa

T==============T
ID:  PASS:  
» Quên mật khẩu   » Đăng ký tài khoản mới
Hỏi và đáp
Hôm nay,  
TRANG CHỦ
Lưu bút
Tình yêu
Diễn đàn
Nghe nhạc
Xem phim
Chơi game
Phòng tranh
Quy định
Hỏi đáp
Tình Yêu
Thơ Tình
Truyện Tình
Nghệ Thuật Sống
Vườn Tình Yêu
Tâm Hồn Cao Thượng
Tin Học
Tin Căn Bản
Mẹo Vặt
Đồ Họa
Internet - Web
Kho Download
IT 360°
Giải Trí
Danh Ngôn
Thơ Thẩn
Truyện Cười
Truyện Ngắn
Truyện Ngụ Ngôn
Truyện Truyền Thuyết
Cổ tích - Sự tích
Thế giới games
Học Ngoại Ngữ
Tiếng Anh
Tiếng Hàn
Tiếng Hoa
English audio
English story
Học qua bài hát
Văn phạm tiếng Anh
Kỷ niệm áo trắng
Người thầy
Thơ áo trắng
Kỷ niệm không phai
LIÊN KẾT
Truyện Truyền Thuyết

Lý Thường Kiệt

       

Lý Thường Kiệt là nhà chính trị kiệt xuất, nhà quân sự thiên tài, đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp chấn hưng đất nước và giữ vững nền độc lập dân tộc. Đức độ và tài năng của Ngài là một tấm gương sáng ngời để các thế hệ Việt Nam mãi mãi soi chung.

Đó là bài thơ "thần" của chính Thái úy Lý Thường Kiệt viết. Lời thơ đanh thép, như là kết tinh ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc, được thể hiện qua tâm hồn và nghị lực của vị tướng tài ba lỗi lạc.

     Trong đếm tối, dưới ánh trăng sao vằng vặc, lời thơ sang sảng vang lên ôm trùm lấy sông núi, như thấm sâu vào mỗi đường gân, thớ thịt của từng chiến sĩ. Ai cũng thấy bồi hồi xúc động và náo nức, quyết chiến đấu hy sinh đến cả tính mạng của mình để giữ lấy nền độc lập của tổ quốc.

     Lời thơ ấy cũng chính là lời của hai vị thần tướng Trương Hống, Trương Hát, hai vị tướng tài ba và bất khuất của Việt Vương Triệu Quang Phục trước kia. Khi sinh thời hai vị thà chết chứ không chịu quỳ gối trước kẻ phản trắc là Lý Phật Tử tức hậu Lý Nam Đế, và sau khi mất, đã từng phù trợ cho Nam Tấn vương (tức Ngô Xương Văn, con thứ Ngô quân Ngô Quyền, người truất bỏ Dương Tam Kha tiếm ngôi để kế nghiệp cha, lên làm vua) đánh thắng Lý Huy làm loạn ở châu Tây Long rồi được lập đền thờ tại cửa sông Như Nguyệt và cửa sông Nam Quận.

     Được lời "hịch non sông" cổ vũ, quân ta trên dưới một lòng, dưới sự chỉ huy tài tình của Thái úy Lý Thường Kiệt đã tổ chức nhiều đợt tập kích đánh vào phòng tuyến của địch. Phó tướng Triệu Tiết bị giết cùng với hơn hơn một nghìn quân Tống khác. Quách Quì núng thế, mặc dù quân số nhiều hơn gấp ba lần, cũng phải tính đường rút quân lui về phía châu Quảng Nguyên là
địa phận của nước ta ở giáp biên giới với nước Tống. Quách Quì tính nước ăn chắc, vì không thể đối mặt với Lý Thái úy màtiến vào kinh thành Thăng Long, nên y chiếm lấy châu Quảng Nguyên để dâng lên vua Tống.

     Ở biên giới phía Nam quân dân ta đã không để cho binh lính Chiêm Thành, Chân LaÏp tái chiếm. Thế là nền độc lập của dân tộc vẫn được giữ vững mà trong đó, Lý Thái úy chính là ngọn cờ, là linh hồn của cuộc chiến đấu.

     Tuy nhiên, sau chiến thắng địa vị quan trường của Thái Úy không tăng mà cũng không giảm, nghĩa là vẫn giử nguyên như cũ. Vẫn kiên trì phương châm "hiến việc tốt, can việc xấu" của một bề tôi chung thành và không màng danh lợi cho mình, Ngài lại ra sức tu bổ cho nền văn trị trong nước. Với trọng trách "trong thì cầm đại chính, ngoài thì coi sự lữ", Ngài" dốc một lòng lấy việc an xã tắt" làm vui. Triều Lý lúc bấy giờ, vua Hải còn nhỏ tuổi, bà Linh Nhân phụ chính, quả là đã biết người trụ cột là ngài, nên đã chắn hưng được đất nước.

     Ngay sau chiến thắng (1076) có chiếu của nhà vua cầu lời nói thẳng. Rồi cắét nhắc nhưng người hiền lương có tài văn võ, cho quản quân dân. lại chọn quan viên quan chức, người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám học.

     Tiếp đến năm sau (1077) mở hội tụng kinh "phật thuyết Nhân Vương" trong đó có đoạn nói rằng "vua các nước cầu nguyện kinh này thì muôn dân được tay qua nạn khỏi"và thi "lại viên" bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật.

     Năm 1078 sửa lại Thành Đại La, rồi đòi được nhà Tống sửa lại Châu Quảng Nguyên ...

     Rồi tiếp những năm sau nữa. Năm 1085, tháng 8, mờ kỳ thi văn học, chọn nhân tài lần thứ hai. Mạc Hiển Tích đỗ đầu ... Năm 1089 định lại quan chức, v.v..

     Lúc bấy giờ nhà vua cũng đã khôn lớn, có thể đảm đương được việc trị quốc và
đất nước đang buổi thái bình. Lý Thái úy lúc ấy cũng đã già, nhưng vẫn như xưa, là vị quan thanh liêm, chính trực. Năm 1101 nhân đổi niên hiệu , Lý Nhân tông cho Ngài kiêm chức "Nội thi phán thủ đô áp nha hành điện nội ngoại đô tri sự" nghĩa là từ nay Ngài sẽ là người phán quyết các việc phải trái xảy ra trong triều ngoài nội trước khi đưa lên nhà vua phê duyệt . Có thể nói, Ngài là người cao nhất trên thực tế, đã nắm quyền "cầm cân nảy mực" tức thi hành công bằng xã hội lúc bấy giờ!

     Tuy nhiên, chức trách chính của Ngài vẫn là vị tướng cầm quân mỗi khi đất nước lâm sự. Vì vậy, năm 1103, Ngài lại lên đường đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu (Nghệ An). Lý Giác thua trốn sang Chiêm Thành.

     Vua Chiêm Thành là Chế Ma Na nghe theo Lý Giác xúi bẩy, đã đem quân chiếm lại ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính mà trước đây Chế Củ đã dâng Lý Thánh Tông để chuộc mạng.

     Tháng 2-1104, Lý Thái úy lại phải xuất chinh, dẫn đại binh đi đánh Chiêm Thành. Chế Ma Na đại bại, phải nộp lại đất như cũ. Và
đấy cũng là trận thắng cuối cùng của Lý Thái úy.

     Do đường sá xa xôi, lại phải trèo đ
èo vượt dốc mà tuổi đã cao, sức đã yếu nên khi trở về, Lý Thái úy bị ốm nặng. Tháng 6 năm 1105 Ngài qua đời, khép lại một sự nghiệp lẫy lừng từ lúc thiếu thời cho đến khi mãn chiều xế bóng. Cả triều đình và muôn dân đều thương tiếc Ngài. Lý Nhân tông truy tặng Ngài thêm chức"Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu, Thái úy, bình chương quân quốc trọng sự" và tước "Việt quốc công". Lại cho người em của Ngài là Lý Thường Hiển được kế phong tước hầu.

     Lúc sinh thời, Ngài rất ghét chuyện đồng cốt quàng xiên mà nhiều kẻ đã lừa gạt mọi người để kiếm lợi. Ngài phạt bọn chúng rất nặng, nên thói tục nhơ bẩn cũng được rửa sạch phần nhiều. Tuy nhiên, Ngài đã rất khuyến khích việc thờ phụng những người có công với dân với nước, công nhận họ là những phúc thần. Đó cũng là
đóng góp thêm về văn hóa và tín ngưỡng, nằm trong sự nghiệp chấn hưng đất nước và giữ vũng nền độc lập đân tộc của Ngài.

     Các triều đại trước đây mỗi khi chính vị, đều có sắc phong tặng Ngài. Chỉ riêng thời Trần đã có các mỹ hiệu "Trung phụ công", "Dũng mãnh", "Uy thắng" ...Đền thờ chính của Ngài ở xã Ngọ Xá, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Hương khói quanh năm, tôn nghiêm, kính cẩn. Ngày nay, nhiều trường học, đường phố ... đã mang tên Ngài.

     Sau đây là một bài "minh", khắc trên bia chùa Linh Xứng, nói về con người, hành trạng và công đức của Ngài: "Thái úy trong thì sáng suốt khoan hòa, ngoài thì nhân từ giản dị. Những việc đổi dời phong tục nào có quản công. Làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ dân chúng, nhân từ giúp đỡ mọi người, cho nên mọi người kính trọng. Dùng uy vũ để trừ bọn gian ác. Đem minh chính để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết dân lấy no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dưỡng cả đến người già ở nơi thôn dã, nên người già nhờ đó mà
được an thân. Phép tắc như vậy có thể gọi là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, mọi sự tốt đẹp đều ở đấy cả. Giúp chính sự có ba triều, dẹp yên loạn ngoài biên tái, chỉ khoảng vài năm mà tám phương yên lặng. Công thật lớn lao"

     Lý Thường Kiệt là nhân vật truyền thuyết mà cũng là nhân vật lịch sử. Ở Ngài, xét cả hai phương diện, đều thấy mang ý nghĩa thật là trọn vẹn, cả về tầm vóc, cũng như về giá trị văn hóa!"

 


1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đã được xem 16796 lần
Sưu tầm bởi: Gõ Kiến
Cập nhật ngày 13/3/2006


TÌM KIẾM

Search
« Tìm nâng cao »
TIÊU ĐIỂM
Sự tích hoa hồng vàng!
Cỏ ba lá
Truyền thuyết hoa hồng xanh
Vương Phi thời Hiện Đại
Lý Thường Kiệt
Truyền thuyết về 12 Cung Hoàng Đạo
Vương Phi thời hiện đại - Chương 1
Nhị Vị Tướng Quân Trương Hống, Trương Hát
Ngọc Phượng Công Chúa
Nợ như Chúa Chổm
SÔI ĐỘNG NHẤT
Lần gặp đầu tiên
Lần gặp đầu tiên
Em mất anh, mãi mãi mất anh!
Ý nghĩa của hoa hồng xanh
Gửi Lại Chút Yêu Thương
Tự tình....
(^-^)+(^-^)...Nhớ Em...(^-^)+(^-^)
(^-^)+(^-^)...Nhớ Em...(^-^)+(^-^)
(^-^)+(^-^)...Nhớ Em...(^-^)+(^-^)
Mưa Trên Đảo Nhỏ
LIÊN KẾT WEB
Game Online
Học thiết kế web
Xem phim - Nghe nhạc
Nhạc Flash
Truyện Tranh
Avatars
Chat trên web
NHÀ TÀI TRỢ
 
Thung lũng Hoa Hồng - Mảnh đất của TÌNH YÊU - Diễn đàn TÌNH YÊU lớn nhất Việt Nam- Love Land - Informatics - Relax worlds
Tình Yêu | Tin Học | Giải Trí | Ngoại ngữ | Nghe nhạc | Xem phim | Flash games | Truyện tranh | Thế giới avatars | 15 phút chia sẻ | Lưu bút
Copyright © 2005 Thung Lũng Hoa Hồng. - All rights reserved. Designed and Coded by Thành Nha