:: Trang Chủ
» Lưu Bút
» Diễn Đàn
» Chơi games
» Nghe nhạc
» Xem phim
» Truyện tranh
» Avatars
» Phòng Tranh

Thơ Tình
Truyện Tình
Vườn tình yêu
Nghệ Thuật Sống
Danh ngôn tình yêu

Tin căn bản
Mẹo vặt
Đồ họa
Kho Download

Học tiếng Anh
Học tiếng Hàn
Học tiếng Hoa

T==============T

Quang Xuân Trường
  Welcome to truong_hp_vn`s blog!Trường . + . ttc_hp_vn . 0989583113
Blog | Lưu bút | Hình ảnh | Nghe nhạc | Avatars | Games | Bài viết
Về trang chủ Vào diễn đàn Những câu hỏi thường gặp
:: Truong_ttc_hp_vn !.! 0989583113  
Xem lưu bút
Xem thông tin
» Gửi tin nhắn
» Kết bạn
 
 
MY BLOG  
» Bài viết của blog
¤ Hình ảnh của tôi
» Bộ sưu tập Avatars
° Games tôi chơi
¤ Truyện tranh tôi đọc
» Gửi bài viết lên web
° Nghe nhạc - Xem phim
 
 
THỐNG KÊ BLOG  
  » 38104 lượt truy cập
  » 13 bài viết cho web
  » 226 bài viết cho blog
  » 0 album nhạc
  » 0 ca khúc
  » 0 truyện tranh
  » 7 avatars
 
WEBSITE YÊU THÍCH  
thunglunghoahong
 
ĐĂNG NHẬP  
 
 
THUNG LŨNG HOA HỒNG  
Tình Yêu
Tin Học
Giải Trí
Học Ngoại Ngữ
Kỷ niệm áo trắng
 
NHÀ TÀI TRỢ  
 
 
LƯU BÚT CỦA TÔI!  
Lời muốn nói và muốn gửi tới Thùy  
… Có đôi khi trên đường đời tấp nập
Ta vô tình đi lướt qua nhau….


Anh cũng không mong chuyện tình chúng ta lại có 1 kết cục buồn như thế. Nhưng hẳn đã có 1 thi sĩ nào đó đã nói : Tình yêu đẹp là tình yêu vượt qua nhiều gian lao trắc trở. Và anh mong rằng chính tình yêu anh dành cho em sẽ giúp anh vượt qua tất cả để mãi chờ đợi và yêu em.

Em yêu của anh !
Anh yêu em không phải vì em là 1 cô gái ăn mặc đúng mốt, không phải vì vẻ đáng yêu của em cũng không phải vì vẻ lý sự trẻ con của em mà là vì Anh yêu em. Em yêu ! Em đừng hỏi vì sao anh yêu em ? Nếu em hỏi anh sẽ trả lời với em rằng Anh cũng không biết nữa. Đơn giản là anh yêu em. Vậy đó, tình yêu anh dành cho em đơn giản nhưng dịu dàng, nồng cháy nhưng không làm em bỏng rát, dữ dội nhưng dịu êm khi có em kề bên.

Em yêu !
Anh không phải là một người đẹp trai, không phải là 1 người giàu có, cũng như không phải là 1 người luôn chân thật. Có đôi khi, anh sẽ dối em rằng Anh khỏe trong khi thực sự anh rất mệt, Công việc anh tốt trong khi mọi thứ đều xáo trộn, và thậm chí anh sẽ nói Anh không còn yêu em trong khi anh không thể đem lại hạnh phúc cho em. Em yêu ! Đừng giận anh tất cả những điều đó nhé, anh dối em vì anh không muốn thấy điều lo lắng hiện lên trong mắt em, không muốn những điều làm anh bận tâm lại làm em phải khổ sở. Em yêu ! Hãy để anh là cây tùng cây bách che chở cho em qua những ngày bão tố, hãy để anh làm bếp lửa sưởi ấm cho em trong những đêm lạnh giá, hãy để anh quan tâm và chia sẻ những khó khăn của em. Nhưng hãy để anh vùi chôn những mối lo của anh vào tận trong tâm khảm, và trong mắt anh khi đó, em sẽ thấy rằng Anh rất yêu em.

Em yêu !
Có những mối tình thoáng qua như giọt sương nhưng đọng lại cả 1 kiếp người. Em yêu của anh, anh biết những người xưa đã đến và đi qua cuộc đời em, để lại trong em những nỗi đau mất mát và cả những hạnh phúc giờ chỉ là kỉ niệm. Cũng như đã để lại trong anh. Anh không mong rằng anh là người đến trước với em, nhưng anh biết rằng Anh chính là 1 nửa thất lạc cuối cùng mà em cần tìm cho mình. Em yêu ! Ngay cả khi em lý sự rằng Em mới chính là 1 nửa anh phải đi tìm thì anh cũng mỉm cười và bảo rằng em đúng, vì có nghĩa lý gì đâu khi Anh yêu em và ai đúng ai sai điều đó không còn quan trọng.

Em yêu !
Anh yêu em nhiều như thế, nhưng đôi khi anh cũng thật vô tâm. Anh quên mất hôm nay em diện bộ đồ mới, quên mất rằng mái tóc em có gì lạ, quên cả việc em hờn dỗi nếu như anh không nhận ra. Nhưng anh không hề quên tình cảm anh dành cho em, em yêu ! Anh sẽ không quên ngày sinh của em, không quên ngày kỷ niệm của 2 đứa, không quên cả những gì mà em bắt anh phải nhớ, vì anh yêu em.
Nhưng nếu anh có quên, thì khi đó em hãy nhắc khéo anh em nhé. Không phải vì anh cố tình quên đâu, mà vì cuộc sống cơm áo gạo tiền, vì mải lo cho cuộc sống vật chất mà anh đã quên chăm sóc cho tâm hồn của cả anh và em. Em yêu ! Hãy nhắc anh em nhé, vì cây tùng để làm gì khi không có ai trú, bếp lửa đề làm gì khi không có ai sưởi, và anh để làm gì khi không có em.

Em yêu !
Hẳn em đã biết anh yêu em nhiều như thế, nhưng anh biết điều đó vẫn chưa bằng tình yêu em dành cho anh. Vẫn chưa bằng nụ cười trên môi em khi anh đón em tan sở về nhà, vẫn chưa bằng cái liếc mắt của em khi ánh mắt anh dừng lại ở 1 người con gái xa lạ, vẫn chưa bằng 1 vòng tay ôm anh khi chỉ có hai chúng mình,.... và vẫn chưa bằng Tình yêu em đã dành cho anh.

Em yêu !
Nếu có thể, anh ước gì mỗi chữ trong thư này đều là Anh yêu em, nhưng như thế sẽ làm em buồn chán khi đọc thư anh và anh không muốn điều đó. Nhưng nếu một ngày nào đó em cảm thấy rằng hết yêu anh, thì em hãy nhớ Anh vẫn chờ đợi em, vẫn yêu em, và vẫn nhớ mãi tên em là ElizCua. Khi đó em chỉ việc ngoảnh đầu nhìn lại thôi em nhé, và em sẽ thấy tình yêu của anh.


Được viết bởi truong_hp_vn (13/07/2010, 9:55:02 AM)
Sống can đảm Tường sugiahoafbinh_thongdieptinhyeu  
1. Đừng tự đánh giá thấp mình bằng việc đi so sánh với nguoi khác , chính vì khác nhau lên mỗi chúng ta điều rất đặc biêt . 2 .Đừng đặt ra mục tiêu cho mình bằng cách căn cứ vào những điều người khac làm được.Chính bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho mình. 3 .Đừng bao giờ xem những điều gần gũi với mình là điều mặc nhiên phải có.Hãygiữ chúng như gìn giũ chính mạng sống của mình. 4 . Đừng để năm tháng trôi qua bằng cách tiếc thương quá khứ.Hãy sống trọn vẹn từng ngày, bạn sẽ làm cuộc đời mình thây hạnh phúc hơn
Được viết bởi truong_hp_vn (13/07/2010, 9:50:40 AM)
Nhẫn nại và cách rèn luyện  
Trước một sự kiện hay một vấn đề, chúng ta thường có thói quen phản ứng ngay lập tức một cách máy móc, thiếu ý thức minh bạch, theo tình cảm hoặc quan niệm đã được lập trình sẵn trong bộ nhớ của tâm thức chúng ta. Điều gì trái ý thì khẩn trương đối kháng và cố gắng tống khứ, loại bỏ, khử trừ, hủy diệt; điều gì vừa lòng thì vội vàng chiếm hữu hoặc nỗ lực tầm cầu, nắm bắt, giữ gìn, phát triển. Hai thái độ này mang sắc thái bản năng quán tính hơn là cảm tính hay lý tính trong sáng, đích thực.
Người có đủ trầm tĩnh sáng suốt, thường biết quan sát mọi sự mọi vật một cách khách quan, sẽ không vội vàng phản ứng một cách vô thức hoặc thiếu tỉnh thức như vậy, vì họ biết rõ rằng bất cứ điều gì xảy ra đều có nguyên do của nó trong qui trình vận hành tự nhiên và tất nhiên của luật nhân quả, báo ứng. Muốn thấu rõ bản chất của những sự kiện hay mọi vấn đề, chúng ta cần phải biết kham nhẫn, chịu đựng, kiên trì để lắng nghe, quan sát, thể nghiệm trung thực, trọn vẹn, trong bài học khám phá và nhận chân bản chất sự thật.
Chống đối và thỏa hiệp là hai trở ngại lớn lao cho đức tính nhẫn nại, nói cách khác, không thể có nhẫn nại khi tâm chúng ta đầy ắp sự bất mãn hoặc thỏa mãn. Vì vậy trên nghĩa rộng, nhẫn nại bao hàm những đối tượng vừa lòng, thỏa ý, vì nếu không có lòng kham nhẫn trước sự hấp dẫn, lôi cuốn của những đối tượng vừa lòng này thì tham ái sẽ dễ dàng sinh sôi nẩy nở và hậu quả là tâm chúng ta sẽ bị đắm chìm, dính mắc trong say mê, tham luyến. Tuy nhiên, nhẫn nại thường được nhắc đến khi đối trước những đối tượng bất bình, nghịch ý, dễ gây ra sợ hãi, bực tức, oán thù, nóng giận, ganh ghét, đố kỵ… và dễ tạo tác những hành động, lời nói, tư tưởng sai lầm, bất thiện, hại mình, hại người.
Ngay cả khi chúng ta cố gắng tu luyện với ý đồ loại bỏ phiền não khổ đau để đạt đến lý tưởng thanh bình an lạc, hoặc với mục đích mưu cầu sở đắc những khả tính siêu huyền, là đã biểu hiện sự yếu kém trong sức chịu đựng, kham nhẫn để học ra từ những phiền não khổ đau đó bản chất của thực tại ngay nơi sự sống hiện tiền. Điều chúng ta cần không phải là đạt được mà là thấy ra. Vô minh, tức không thấy ra sự thật, là khởi đầu của phiền não khổ đau, luân hồi sinh tử, không thể chấm dứt phiền não khổ đau khi vô minh còn đó, hay khi bản chất của thực tại vẫn chỉ là ảo tưởng trong tâm thức chúng ta. Vậy, trốn tránh hay rời bỏ thực tại hiện tiền để đuổi bắt một lý tưởng tương lai dù siêu việt đến đâu cũng chỉ là ảo tưởng, là thả mồi bắt bóng, vì đã không thấy ra rằng tất cả sự nhiệm mầu đều đã viên mãn ngay nơi thực tại hiện tiền này. Nhưng để thấy ra thực tại mầu nhiệm đó, chúng ta không thể tránh né sự thật mà cần phải có đủ can đảm, tinh tấn mới có thể kham nhẫn, chịu đựng tất cả mọi pháp đến và đi như những yếu tố cần thiết cho bài học từ bi và giác ngộ.
Khi nghe có một vị đạo sư ở một chân trời nào đó có thể truyền dạy những khả năng siêu việt như thiền định, thần thông, pháp thuật… hoặc hứa hẹn một thiên đàng an lạc giải thoát, thì ít người chịu đựng được lòng tham muốn của mình, chẳng chút ngần ngại, tìm mọi cách từ bỏ thực tại, lên đường bái sư học đạo, sẵn sàng tuân thủ mọi chỉ dẫn hay luật lệ qui định của ông ta, với hy vọng mau chóng đạt được trạng thái siêu huyền lý tưởng, mà bấy lâu người ấy hằng mơ ước. Nhưng lý do nào thúc đẩy những ước mơ lý tưởng đó? Đơn giản chỉ vì cái ngã không kham nhẫn nổi thực tại bất toàn, bất như ý, nên luôn luôn hướng đến tìm cầu một bản ngã an toàn, như ý.
Nhưng họ đâu biết rằng không có khả năng nào siêu việt hơn khả năng có thể kiên trì nhẫn nại trước những thử thách cam go đầy phiền não khổ đau để học ra bài học giác ngộ của chính mình, ngay trong cuộc sống, với một tâm bình thường giản dị. Đó là ý nghĩa của thời vị trung chính mà Kinh Dịch muốn nói: ”Dị giản nhi thiên hạ chi lý đắc hĩ, thiên hạ chi lý đắc nhi thành vị hồ kỳ trung hĩ”, nghĩa là, càng giản dị càng dễ thấu đạt đạo lý của cuộc sống, và có thấu đạt chân lý của cuộc sống thì mới thành tựu thực tại một cách trọn vẹn ngay đây và bây giờ.
Giác ngộ giải thoát không có nghiã là tìm đến một chân trời lý tưởng thường-lạc-ngã-tịnh, mà chính là thấy ra bản chất của đời sống là vô thường, khổ não, vô ngã, bất tịnh – mà chỉ có nhẫn nại mới đủ can đảm đối mặt để nhận chân sự thật bất như ý này – và nhờ đó tham sân si mới thực sự hoàn toàn đoạn tận để có thể ung dung trong ràng buộc, tự tại giữa khổ đau với một nụ cười bình an, vô úy. Cuộc sống, quả thật, có quá nhiều khổ đau nhiệt não, nhưng đó cũng chính là môi trường tuyệt vời nhất cho sự giác ngộ giải thoát, đúng như một danh ngôn đã nói: “Cảnh khổ là nấc thang cho bậc anh tài, là kho tàng cho người khôn khéo và là vực thẳm cho những kẻ yếu đuối”.
Người Việt Nam cũng có câu ca dao biểu hiện trí tuệ nhân gian rất chính xác :
Con người là kẻ học nghề,
Mà thầy là nỗi ê chề đớn đau,
Không ai tự biết mình đâu,
Nếu chưa từng trải đớn đau nhiều bề.
Vậy cuộc đời là một trường học giác ngộ rộng lớn bất tận và những vị đạo sư tài ba nhất chính là những cảnh ngộ mà chúng ta gặp phải trong suốt đời mình, hay nói cách khác, đó là những tấm gương phản ánh trung thực nhất mặt mũi chúng ta trong mọi tình huống. Và bài học giác ngộ chính xác nhất không phải là một phương pháp cố định nỗi tiếng nào để chúng ta phải luôn luôn tuân thủ, mà chính là những diễn biến trong thái độ phản ứng của chúng ta ngay nơi sự tương giao với từng cảnh ngộ hàng ngày.
Ví dụ, khi bạn gặp một người ca ngợi hay mạt sát mình, đó là vị đạo sư đang chỉ cho bạn thấy chính xác nhất phản ứng của bạn ngay lúc đó là gì, đang vui mừng hay đang oán giận. Vậy mà bạn không chịu thấy ra sự thật ngay tại hiện trường thân-tâm-cảnh ấy. Bạn để nó qua đi, rồi loay hoay tìm cây đủa thần trân quí mà một vị đạo sư nỗi tiếng nào đó đã truyền cho, với hy vọng ngày qua ngày bạn sẽ tìm kiếm được cái đã chìm sâu vào dĩ vãng vô thức. Nhưng thực tại là phải thấy ngay , trên chính nó , không thể đợi thời gian cho một cái thấy mai sau đầy hứa hẹn. Nếu bạn để mất thực tại hiện tiền thì chẳng bao giờ bạn tìm thấy nó ở bất cứ nơi đâu và lúc nào khác nữa, trừ phi đó chỉ là dư tưởng của một thời đã qua không bao giờ trở lại.
Để có thể thấy rõ bản chất thực tại ngay đây và bây giờ, không có cách nào khác hơn là chúng ta phải kham nhẫn với những gì khó kham nhẫn. Nếu bạn khởi lên bất cứ một lực đối kháng nào thì lòng kiên nhẫn lập tực biến mất, để lại một nỗi khổ đau tâm lý khó chịu hơn nhiều. Nhưng kham nhẫn cũng không có nghĩa là buông xuôi hay chấp nhận phiền não khổ đau, vì chấp nhận tức là đành chịu bó tay hay buông tay đầu hàng khi không còn khả năng hoặc phương cách nào để kháng cự, đó không phải là nhẫn nại. Chấp nhận và phủ nhận là hai mặt của cùng một tính cách, có vẻ như mâu thuẫn, nhưng thật ra cũng chỉ cùng phát xuất từ một thái độ của bản ngã được thay đổi chiều hướng mà thôi.
Nhẫn nại là thái độ đón nhận mọi sự kiện đến đi một cách trầm tĩnh, sáng suốt của bậc thiện trí thức, khi thấy rằng đó là sự vận hành tất yếu và chính xác của pháp trùng trùng duyên khởi. Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt, như một chuỗi nhân quả liên quan sinh sinh diệt diệt. Không có cái gì sinh mà không có nguyên nhân của nó. Có trái xoài vì có cây xoài, có cây soài vì có giống xoài v.v. và v.v. Bạn tách rời hiện tại ra khỏi chuỗi vận hành của nó rồi gán vào đó những điều kiện ngoại lai do bạn tưởng tượng ra một cách chủ quan hoặc những nguyên nhân do bạn tin theo một chủ thuyết triết học, tôn giáo nào đó. Thế là bạn không cần kiên nhẫn để lắng nghe, chiêm nghiệm, học hỏi trực tiếp và sáng tạo từ bản chất của thực tại ngay đây và bây giờ. Bạn đã quen đánh giá, phê phán, kết luận theo những công thức đã có sẵn từ kiến thức vay mượn bên ngoài, hoặc từ những giáo điều, kinh điển người xưa truyền lại. Nhưng chân lý chỉ có trong thực tại, không ở quá khứ hay tương lai trong tâm tưởng của bạn.
Nhẫn được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau cho phù hợp với từng hoàn cảnh trải nghiệm: Nhẫn nại hay nhẫn nhịn là sẵn sàng tự nguyện nhường bước trước những áp lực mà không sợ hãi, không đối kháng, không thỏa hiệp. Ví dụ như trường hợp đức Phật, trước sự trấn áp hung dữ, ương ngạnh của dạ-xoa Alavaka, Ngài vẫn nhẫn nại, khiêm hòa, không tỏ thái độ bực tức, khinh mạn, ghét bỏ, kinh sợ hay khiếp phục, và cũng không tỏ ra thái độ thù nghịch, đối đầu. Nhưng cũng chính vì vậy mà cuối cùng dạ-xoa Alavaka là kẻ chinh phục hiếu thắng lại bị khuất phục trước đức tính nhu hòa nhẫn nhịn của Phật.
Kham nhẫn là chịu đựng được những hoàn cảnh khó chịu đựng. Ví dụ như kham nhẫn với cảm giác đau đớn, thời tiết khắc nghiệt; kham nhẫn khi phục vụ những người già yếu, bệnh tật, trái tính; kham nhẫn trước những lời chỉ trích đàm tiếu v.v. Người thường chánh niệm tỉnh giác thấy rõ những cảm giác đau đớn hay những cảm xúc khó chịu vẫn trầm tĩnh sáng suốt, nên dễ dàng kham nhẫn trước những áp lực kịch liệt. Nhưng người thiếu tỉnh thức đôi lúc chỉ một vết bẩn trên áo, một tiếng muỗi vo ve, một mùi hương hơi nòng, một tách trà nhạt nhẽo, hay một chỗ ngồi nhám thô… cũng đủ làm cho họ bực mình, cáu kỉnh. Tính dễ nóng nảy, bất bình, dù chỉ với những chuyện hết sức nhỏ nhặt bình thường, là dấu hiệu của sự thiếu kham nhẫn, và cũng là triệu chứng của suy nhược thần kinh. Hãy coi chừng, tính dễ bất bình, nôn nóng càng cao thì đức kham nhẫn càng thấp và ngược lại.
Kiên nhẫn là sức chịu đựng bền bĩ lâu dài đủ để thực hiện và hoàn tất một công việc nào đó, dù khó khăn gian khổ đến đâu cũng vẫn không sờn lòng, nản chí. Nhiều người khởi sự rất hăng say nồng nhiệt nhưng khi gặp trở ngại thì liền buông xuôi, chùn bước, thậm chí nản lòng bỏ cuộc nữa chừng. Đó là vì thiếu lòng kiên nhẫn, thiếu sức chịu đựng bền lâu. Khi chờ đợi một người nào hay một việc gì, bạn càng nôn nóng bao nhiêu thì càng khó kiên nhẫn bấy nhiêu và vì vậy, dĩ nhiên, áp lực của sự căng thẳng càng gia tăng gấp bội.
Nhẫn nhục không có nghĩa là đành chịu chấp nhận nhục nhã vì vô phương chống đỡ, vì mục đích đợi thời cơ trả thù rửa hận, hay để được thăng quan tiến chức… như nhiều người thường nghĩ. Có thể nói nhẫn nhục là đức tính khó nhất trong tất cả loại nhẫn. Trước sự vu khống, mạ lỵ, cướp bốc, đàn áp, trong cơn hành hạ, tra tấn, tàn nhẫn, hung bạo… mà vẫn nhẫn nhục chịu đựng được không một chút động tâm thì quả là siêu phàm nhập thánh.
Không ai thích khó khăn, đau khổ, vì tất nhiên, khổ đau là điều rất khó chịu. Người thiếu trầm tĩnh sáng suốt sẽ lập tức tìm cách loại trừ hay tránh né những gì gây ra khó chịu. Nhưng không phải tất cả điều gì khó chịu cũng đều vô ích hay có hại. Có thể nói phần lớn khổ đau giúp chúng ta rất nhiều phương diện nếu chúng ta biết lắng nghe, chiêm nghiệm, học hỏi:
Những đức tính nhẫn nại như kham nhẫn, kiên nhẫn, nhẫn nhục, nhẫn nhịn v.v., mà chúng ta vừa đề cập ở trên, không thể phát huy nếu không nhờ trải qua những thử thách trắc nghiệm của khó khăn gian khổ.
Càng gặp nhiều gian khó sức chịu đựng càng cao, sức chịu đựng càng cao, tâm càng nhiều an lạc. Ngược lại, càng muốn sống dễ dàng, sức chịu đựng càng thấp, và do đó tâm cũng đầy lo âu sợ hãi.
Người có thể nhẫn nại trước những nỗi khổ đau, thường ít bực tức, nóng giận nên tâm trở nên hiền lương, mát mẻ, dịu dàng… đó là biểu hiện của lòng nhân từ bác ái. Đồng thời người có đức nhẫn nại thường biết cảm thông với những nỗi khổ đau của kẻ khác, nên lòng bi mẫn của họ ngày càng rộng mở. Người nhẫn nại cũng dễ dàng bình thản trước mọi thăng trầm, đó là dấu hiệu của tâm xả, một nội tâm thăng bằng, không thiên lệch trong ưa ghét, khổ vui, lâý bỏ. Mỗi khi nhẫn nại được tâm chúng ta cũng cảm thấy an vui, hoan hỷ. Vì vậy, có thể nói, nhẫn nại là tiền trạm của bốn tâm vô lượng: từ, bi, hỷ, xả.
Có thấy khổ, biết khổ, trải nghiệm khổ, thực chứng khổ… thì mới phát hiện được những nguyên nhân sai lầm đưa đến khổ đau phiền muộn. Nôn nóng và mong cầu (vì thiếu kham nhẫn) là hai trở ngại cho sự thấy biết như thật.
Hoi - Đối với những kẻ xấu ác, gây ra tổn thất cho nhiều người, nếu chúng ta chỉ biết nhẫn nại thì làm sao ngăn chận, trấn áp chúng để chúng khỏi hãm hại người khác?

Đáp:

Ở đây chúng ta đang nói đến đức tính nhẫn nại chứ chưa nói đến biện pháp ứng xử. Biện pháp thì có rất nhiều như: thương yêu, giáo dục, ngăn ngừa, ngăn chận, giam giữ, cải tạo, trấn áp, xử phạt, gia hình, trừng trị… và thậm chí khử trừ, loại bỏ… tùy theo từng đối tượng, từng hoàn cảnh, từng trường hợp. Nhưng để thực hiện những biện pháp này một cách chính xác, có hiệu quả, đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh thì trước hết phải có lòng nhẫn nại. Càng thiếu nhẫn nại xác suất sai lầm trong xử lý càng cao. Và coi chừng, xử lý sai cũng là điều xấu ác thì làm sao cải thiện được những người xấu ác? .
Hỏi:
Tôi có kinh nghiệm là càng nhẫn nhịn kẻ xấu càng lấn lướt. Dường như người tốt luôn bị kẻ xấu lợi dụng và hãm hại. Vậy có nên nhẫn mãi không?
Đáp:
Nói như vậy, xem ra bạn nhẫn nại chưa đủ hay có chút sai lầm gì đó rồi, bởi vì tuy có nhẫn nại nhưng vẫn còn ít nhiều ấm ức, phải không? Nhẫn nhịn không có nghĩa là nuốt hận nhịn nhục cho qua chuyện để cầu an hoặc để chờ thời cơ phục hận. Nhẫn nại cần đi chung với sáng suốt, trầm tĩnh, nghĩa là sự hiểu biết đúng đắn giúp chúng ta không xử sự nóng nảy hấp tấp, nhờ vậy chúng ta dễ dàng bình tĩnh trong cách ứng xử hợp tình hợp lý với mọi người, kể cả kẻ xấu. Nhẫn nại làm nền cho thương yêu, thông cảm, và thương yêu thông cảm lại giúp cho nhẫn nại dễ dàng hơn. Đó là lý do vì sao đối với những người thân, dù họ có sai xấu chúng ta cũng sẵn sàng cảm thông, tha thứ, nhưng đối với kẻ thù thì không dễ mấy ai cam lòng nhẫn nhịn. Tuy nhiên, cần lưu ý, có một sự cách biệt lớn lao giữa hai loại nhẫn: Nhẫn nại với người thân vì tình thương yêu ích kỷ (hữu ngã) và nhẫn nại với kẻ thù do lòng từ ái vị tha (vô ngã). Nhẫn nại cao nhất là không có người hay không có cái ta nhẫn nại.
Có điều chúng ta cần phải thận trọng trong việc đánh giá người xấu kẻ tốt. Chẳng hạn như người đối nghịch với mình chưa hẵn là kẻ xấu, kẻ ủng hộ mình chưa hẵn là người tốt. Nói chung, kẻ xấu thường có hành động, nói năng, suy nghĩ hại mình, hại người. Ngược lai, người tốt không những không hại mình, hại người mà còn lợi ích cho cả đôi bên. Lợi ích đây là đem lại sự an lành, tốt đẹp cho mình và người. Như vậy, người xấu quả thật khó thương, nhưng xét cho cùng họ cũng thật “tội nghiệp” - đáng được thương yêu tha thứ, vì dù thế nào đi nữa, họ vẫn là những kẻ khổ đau khi phải trả cái giá cho tâm địa xấu xa tội lỗi của mình. Tuy nhẫn nại, nếu cần bạn có thể xử lý nghiêm khắc để họ khỏi khinh lờn, lấn lướt mà gây thêm tội ác, nhưng bạn phải chắc rằng đó không phải là biện pháp phát xuất từ giận dữ, thù ghét, mà bạn chỉ muốn giúp họ trở nên tốt hơn hay ngăn chận sự thiệt hại cho nhiều người khác mà thôi. Bạn không nên trừng trị kẻ ác một cách chủ quan manh động theo kiểu “Thay Trời hành đạo” mà cứ để duyên báo chín mùi theo luật nhân quả tự nhiên.

Được viết bởi truong_hp_vn (13/07/2010, 9:48:01 AM)
Thông điệp tình yêu Trường _ . " " + " ._Thùy  
Dành cho những ai đang cô đơn: Tình yêu như là cánh bướm. Bạn càng muốn bắt nó, nó càng bay xa.Nhưng nếu bạn để nó bay đi, nó sẽ trở lại vào lúc bạn không còn trông chờ nữa.


Tình yêu mang đến nhiều niềm vui nhưng nó thường mang lại đau khổ, tình yêu chỉ tuyệt vời khi bạn dành cho ai xứng đáng lãnh nhận. Bạn hãy dành thời gian để chọn cho mình người phù hợp nhất.

Dành cho những ai không còn cô đơn: Tình yêu không làm con người trở nên hoàn hảo nhưng giúp bạn tìm một người giúp bạn trở thành người tốt nhất có thể.

Dành cho những ai là dân chơi: Đừng bao giờ nói Tôi yêu em nếu bạn không chắc. Đừng bao giờ nói về cảm xúc nếu bạn không có. Đừng bao giờ chen vào một cuộc đời chỉ với ý muốn gây đau khổ. Đừng nhìn vào mắt ai khi tất cả những điều bạn làm là giả dối. Thật tàn nhẫn khi bạn làm cho ai đó yêu nhưng bạn không đón nhận tình yêu đó...

Dành cho những ai đã lập gia đình: Tình yêu không phải là nói: Lỗi của em mà là Anh xin lỗi. Không phải Anh ở đâu, mà là Em đây Không phải Anh có thể làm gì, mà Em hiểu Không phải Anh muốn em là..., mà Cám ơn vì em là...

Dành cho những ai đã đính hôn: Thước đo của sự hòa hợp không phải là những năm tháng sống bên nhau nhưng là cả hai đã sống vì nhau như thế nào.

Dành cho những ai thất tình: đau đớn bao nhiêu lâu bạn muốn và để cho nó dày xéo bạn chừng nào bạn có thể. Thử thách không phải là sống sót sau cơn đau mà là bạn đã học từ đó những gì.

Dành cho những ai còn ngây thơ: yêu thế nào: yêu mãnh liệt nhưng đừng mù quáng, kiên định nhưng không cố chấp, sẻ chia và đừng gian trá, thông cảm và đừng đòi hỏi, biết khổ đau nhưng đừng giữ lấy nỗi buồn.

Dành cho những ai thích chiếm hữu: không gì đau khổ bằng nhìn người mình yêu hạnh phúc bên người khác nhưng sẽ còn đau khổ hơn nếu thấy người mình yêu bất hạnh bên mình.

Dành cho những ai yêu mà không dám nói: tình yêu làm bạn đau khổ khi bạn làm cho người khác đau khổ. Nó càng làm bạn đau khổ khi do người khác gây ra. Nhưng sẽ đau khổ vô cùng nếu người bạn yêu không biết bạn nghĩ gì về họ.

Dành cho những ai muốn níu kéo: điều đáng buồn trong cuộc đời là khi bạn gặp một người và yêu họ, cuối cùng bạn nhận ra rằng điều đó hoàn toàn vô nghĩa và bạn phí thời gian cho một người không xứng đáng. Nếu họ đã không xứng đáng ngay bây giờ thì họ cũng sẽ như vậy vào 1 hay 10 năm sau. Hãy để họ ở lại và lên đường...

Dành cho tất cả những người bạn của tôi: mong ước của tôi là bạn có một tình yêu chân thật, mạnh mẽ, chín chắn và không bao giờ thay đổi
Được viết bởi truong_hp_vn (13/07/2010, 9:45:12 AM)
Bạn hãy đăng nhập để viết lưu bút cho blog này!
 
Copyright © 2006 Thung Lũng Hoa Hồng. - All rights reserved.