:: Trang Chủ
» Lưu Bút
» Diễn Đàn
» Chơi games
» Nghe nhạc
» Xem phim
» Truyện tranh
» Avatars
» Phòng Tranh

Thơ Tình
Truyện Tình
Vườn tình yêu
Nghệ Thuật Sống
Danh ngôn tình yêu

Tin căn bản
Mẹo vặt
Đồ họa
Kho Download

Học tiếng Anh
Học tiếng Hàn
Học tiếng Hoa

T==============T
ID:  PASS:  
» Quên mật khẩu   » Đăng ký tài khoản mới
Hỏi và đáp
Hôm nay,  
TRANG CHỦ
Lưu bút
Tình yêu
Diễn đàn
Nghe nhạc
Xem phim
Chơi game
Phòng tranh
Quy định
Hỏi đáp
Tình Yêu
Thơ Tình
Truyện Tình
Nghệ Thuật Sống
Vườn Tình Yêu
Tâm Hồn Cao Thượng
Tin Học
Tin Căn Bản
Mẹo Vặt
Đồ Họa
Internet - Web
Kho Download
IT 360°
Giải Trí
Danh Ngôn
Thơ Thẩn
Truyện Cười
Truyện Ngắn
Truyện Ngụ Ngôn
Truyện Truyền Thuyết
Cổ tích - Sự tích
Thế giới games
Học Ngoại Ngữ
Tiếng Anh
Tiếng Hàn
Tiếng Hoa
English audio
English story
Học qua bài hát
Văn phạm tiếng Anh
Kỷ niệm áo trắng
Người thầy
Thơ áo trắng
Kỷ niệm không phai
LIÊN KẾT
Truyện Truyền Thuyết

Nhị Vị Tướng Quân Trương Hống, Trương Hát

        Tác giả: SưuTầm

Hai anh em Trương tướng quân, người anh là Hống, người em là Hát, đều là tướng giỏi của Việt vương Triệu Quang Phục. Khi sinh thời, hai vị đã theo giúp Triệu Việt Vương lập được nhiều chiến công lẫy lừng. Sau khi giết Dương Sằn, đuổi quan quân nhà Lương về nước, lúc ấy (tiền) Lý Nam Đế đã mất, Triệu Việt Vương bèn tự lập lên làm vua, được 23 năm (548-570) thì bị (Hậu) Lý Nam Đế (Lý Phật Tử) phản trắc, đem quân tới đánh. Triệu Việt Vương không phòng bị đã bị thua, rồi theo Long Vương xuống thủy cung ở cửa Đại Nha.

Các tướng của ngài, một số tử trận, một số khác còn sống, chạy tản mác các nơi, cùng với những toán quân ít ỏi của họ.

     Vốn là kẻ gian hùng xảo quyệt, Lý Phật Tử tính rằng nếu còn để các tướng này thì sẽ ăn không ngon, ngủ không yên. Mang quân đi đánh tiếp nữa thì vừa khó nhọc, vừa mang tiếng là không đại lượng Đã lấy được ngôi chủ rồi thì phải để bàn dân thiên hạ trông vào: Ta đây cũng biết trọng nhân tài chứ!

     Biết anh em Trương Hống, Trương Hát là những tướng giỏi của Triệu Việt Vương hiện đang còn sống và chưa chịu đầu hàng, Phật Tử cho mang lễ vật rất hậu đến, lại dặn viên sứ giả hứa đại là "nhà vua" sẽ trọng dụng, ban tước lộc còn trọng hơn trước, nếu chịu về hàng ...

     Sứ giả ra đi, đinh ninh sẽ nói đúng những lời chủ (Hậu) Lý Nam Đế đã dặn, tuy trong thâm tâm vẫn không hiểu lần này nhà vua thâït lòng hay chỉ là kế điệu hổ ly sơn của một kẻ chuyên lừa đảo, phản trắc ...

     Cũng như Triệu Việt Vương, hai anh em Trương Hống, Trương Hát đều rất phẫn nộ khi hay tin Phật Tử trở mặt, mang quân tới đánh úp. Sau khi cùng nhà vua phá vòng vây, hai anh em chạy ngược lên vùng núi non hiểm trở, nhưng quân lính dưới quyền đã lạc hoặc chết gần hết, nay chỉ còn lại vài người. Khi biết nhà vua đã hóa ở cửa Đại Nha, hai anh em trương khóc thảm thiết, rồi sau đó bàn với mấy người lính vào sâu trong rừng, tìm kế làm ăn sinh sống trước mắt ...

     Lúc sứ giả của (Hậu) Lý Nam Đế tìm đến thì thấy mọi người đang cuốc đất trồng cây. Ông ta đưa lễ vật rồi nói những lời đúng như (Hậu) Lý Nam Đế đã căn dặn. Trương Hống thay mặt mọi người, trả lời sứ giả như sau :

     - Ông về thưa lại với người đã phái ông đến đây rằng chúng tôi từ trước đến nay chỉ biết có Triệu Việt Vương là vua. Chúa của ông chưa thất giặc đến đã chạy, chỉ được cái giỏi lừa đảo, phản trắc, đem quân đánh cả người nhà. Chúng tôi thà chết chứ không chịu quỳ gối trước một người như vậy. Ông hãy đen những thứ này về nói lại lời của chúng tôi như thế.

      Sứ giả ra về, đem các việc tâu lại với (Hậu) Lý Nam Đế. Tất nhiên ông ta chẳng dám nói đúng những lời của Trương Hống đã nói, mà chỉ bảo : ''Họ không chịu về hàng".

     (Hậu) Lý Nam Đế cười gằn :"À! Chúng muốn chết thì được chết!", nhưng trong bụng lại nghĩ "Họ sợ bị ta lừa đây. Khá lắm!".

     Sau khi hỏi sứ giả, biết được quân số của Trương Hống, Trương Hát chẳng còn bao nhiêu, (Hậu) Lý Nam Đế cử một viên tướng thiện chiến dẫn hẳn một đội quân đi đánh.

     Khi viên tương cùng đội quân này đến dàn thế trận bao vây thì anh em Trương Hống, Trương Hát thấy sức mình địch không nổi, bèn quay đầu rút chạy. Bọn quan quân đuổi theo. Sau mấy ngày len lỏi trong rừng ở miền núi Phù Long, mất người lính bị lạc hết, chỉ còn lại hai anh em.

     Tuy sức cùng lực kiệt nhưng nhất định không chịu để rơi vào tay đối phương, nên hai anh em bèn tìm đến cây lá ngón, rồi cùng ăn mà chết ...

     Sự việc đó xảy ra vào năm 571. Tuy vậy, tiếng thơm của hai anh em còn truyền mãi đến các đời về sau ...

     Năm 951, tức là 380 năm sau, khi ấy Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn cùng anh là Thiên Sách Ngô Xương Ngập đang trị vì đất nước ...

     Xương Văn, Xương Ngập đều là con của Ngô Quyền, người đã đánh thắng quân Nam Hán ở cửa sông Bạch Đằng và xưng vương năm 939.

     Sau khi Ngô Quyền mất (944), Dương Tam Kha tiếm ngôi (945-950). Ngô Xương Văn đánh đuổi được Tam Kha, khôi phục lại vương quyền (951).

     Khoảng cuối năm ấy, Nam Tấn Vương trên đường dẫn quân đi đánh Lý Huy nổi loạn ở châu Tây Long, đã đóng quân ở cửa Phù Lan. Đây cũng là vùng mà 380 năm trước đây, hai vị tướng quân Trương Hống, Trương Hát đã tự tận.

     Nửa đ êm hôm đó, đang nằm trong màn trướng, Nam Tấn Vương thấy hai người tướng mạo khôi nhô, mình mặc chiến bào, đầu đội mũ trụ, tay cầm binh khí, tiến đến trước mặt cùng vái mà nói rằng:

     - Chúng tôi là hai anh em tên gọi Trương Hống, Trương Hát, là tướng dưới triều Việt Vương Triêïu Quang Phục, bị Lý Phật Tử làm phản. Sau đó Phật Tử gọi hàng, chúng tôi không theo, cùng tự chết. Ngọc Hoàng Thượng đế xét chúng tôi có lòng trung, vẫn cho cai quản vùng này cùng trăm vạn thiên binh để cứu khốn phò nguy khi quốc gia lâm sự. Hôm nay, thấy nhà vua đến đây dẹp loạn, chúng tôi xin ra mắt, hứa sẽ đem thiên binh đến nơi giáp chién để phò trợ.

     Nam Tấn Vương cả mừng:

     - Xin đa tạ hai tướng quân lắm lắm. Ngày trước cha tôi có nói khi đánh quân Nam Hán, hai tướng quân cũng đã giúp công, góp sức rất nhiều, nên Hoằng Tháo bị chém đầu, quân giặc bị tan vỡ. Nay gặp ở đây, xin thay mặt Đức tiên đế, nói lời cảm tạ với hai tướng quân. Còn trận đánh ngày mai, chưa biết lực lượng địch quân bố trí ra sao, nên còn băn khoăn chưa biết điều binh dàn trận như thế nào, dám mong hai tướng quân cao minh có lời chỉ giáo.

     Nam Tấn Vương vừa nói hết câu đó thì thấy bỗng nhiên bên ngoài cửa màn trướng có tiếng bước chân, rồi tiếng người nói xôn xao. Nhà vua giật mình tỉnh dậy, còn đang tiếc nuối giấc chiêm bao, thì đã thấy lính canh bước vào tâu:

     - Muôn tâu Bệ hạ! Ở cạnh doanh trại, quân ta vừa bắt được tên lính giặc đang đ êm lẻn vào dọ thám. Nay dẫn đến xin trình bêï hạ.

     Tên lính được dẫn vào. Nam Tấn Vương gặng hỏi mãi thì y chỉ một mực khai:

     - Bẩm ... Tôi được lệnh đi do thám. Còn ngoài ra, là lính nên chẳng biết gì thêm.

     Nam Tấn Vương tức giận, sai lính mang tên giặc đi chém ngay.

     Sáng hôm sau, nhà vua ra lệnh vượt sông, xuất kích.

     Quân của Nam Tấn Vương ùn ùn kéo lên, vây kín dãy núi Côn Lôn là nơi quân của Lý Huy đang ẩn nấp trong đó. Quân của Lý Huy ít hơn, tuy bị vây hãm, nhưng vì là lính địa phương nên thông thuộc địa hình đại vật, vẫn chống trả quyết liệt. Họ dựa vào những thế núi, cánh rừng hiểm trở, xuất kỳ bất ý xông ra, làm cho quân của Nam Tán Vương trở tay không kịp, bị thiệt hại khá nhiều, khí thế trong quân ngũ cũng vì thế đã có phần giảm sút ... Nam Tấn Vương bèn rút quân về doanh trại cũ.

     Một đ êm, Nam Tấn Vương đang ngồi trong màn trướng suy nghĩ cách bài binh bố trận sắp tới thì mệt quá rồi ngủ thiếp đi. trong giấc mơ màng nhà vua lại thấy hai vị tướng quân lần trước xuất hiện. Nhà vua cả mừng thi lễ, một vị nói:

     - Thật tiếc cho nhà vua, bữa trước đang bàn tính chưa xong. Ngày mai, nhà vua hãy chia binh ra làm hai ngã. Một ngã tiến về sông Vũ Giang qua sông Như Nguyệt, rồi tiến đến đầu sông Phú Lương. Một ngã khác đi ven sông Lạng Giang, rồi vào sông Nam Bình. Lúc ấy, từ hai ngã sẽ cùng tấn công. Thiên binh của hai em chúng tôi cũng sẽ chia làm đôi, rồi từ hai hướng yểm trợ. Nhất định ngày mai nhà vua sẽ thắng lớn.

     Nói xong, hai vị liền biến mất. Nhà vua tỉnh dậy, nhẩm tính lại các việc trong đầu, rồi tự hạ quyết tâm ngày mai thế nào cũng phải phá tan quân giặc.

     Sáng hôm sau, nhà vua chia quân ra làm hai, rồi lệnh cho các tướng đi theo làm hai hướng đã định đ êm qua. Quân của Lý Huy tưởng quân của Nam Tấn Vương rút lui, liền rời núi về tập trung tại đấy, vì thế đã rơi vào đúng gọng kìm. Thế là chỉ cần một trận. Lý Huy bị chém đầu, còn quân lính bị chết hoặc bị bắt làm tù binh.

     Trở về Kinh đô ở Loa Thành (thành của An Dương Vương ngày trước), Nam Tấn Vương, để tưởng nhớ công lao hai vị thần linh, xuống chiếu phong người anh (Trương Hống) làm "Đại Dương giang đô hộ quốc thần vương", đền thờ ở cửa sông Như Nguyệt, em (Trương Hát) làm "Tiểu Dương giang đô hộ quốc thần vương", đền thờ ở cửa sông Nam Bình. Lại cấp cho dân ở hai nơi ấy ruộng tự điền và cử người trông nom thờ cúng, hương khói quanh năm không lúc nào dứt ...

     Từ đấy, lịch sử dân tộc đã lật sang nhiều trang mới ...

     505 năm sau khi Trương Hống, Trương Hát qua đời và 125 năm sau sự kiện Nam Tấn Vương đánh Tây Long, lúc ấy là năm1076, nhà Tống cử Quách Quỳ, Triệu Tiết dẫn 30 vạn quân sang xâm lược nước ta, đang dừng chân ở mạn bắc sông Như Nguyệt để chuẩn bị đánh xuống chiếm kinh thành Thăng Long.

     Vùng mà quân giặc đang chiếm đóng cũng chính là  địa hạt mà hai vị thần Trương Hống, Trương Hát được giao cai quản từ 505 năm về trước.

     Thái úy Lý Thường Kiệt, lúc ấy nhận lệnh nhà vua giao cho thống lĩnh 10 vạn quân Đại Việt để chống nhau với giặc.

     Thái úy là nhà chính trị lỗi lạc, nhà quân sư thiên tài, nên Ngài hiểu rõ trạng thái và tinh thần của tướng sĩ và binh lính sẽ có ảnh hưởng quyết định đến kết quả của trận đánh. Tuy không thể đo đạc chính xác điều đó, nhưng về đại thể, Ngài đã tính toán như sau: "Ba mươi vạn quân địch, vì đánh nhau bất đắc dĩ lại đường xa mệt mỏi nên sức chiến đấu sẽ giảm đi một nửa, chỉ bằng 15 vạn quân.

     Mười vạn quân ta, vì chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, lại ở gần, có các nguồn tiếp tế dồi dào, nên sức chiến đấu sẽ tăng lên gấp đôi, bằng 20 vạn quân.

     Đem "so sánh" lực lượng thì rõ ràng quân ta mạnh hơn, quân địch yếu hơn, nên có thể an tâm.

     Cái tài của người làm tướng lúc này là phải động viên binh lính, tướng sĩ, biết điều binh khiển tướng hợp lý để tập trung đánh vào nhhững chỗ sơ hở của địch. Không nên dùng tổng lực đánh đối trận, mà chỉ cần xuất kỳ bất ý đánh tiêu diệt bằng máy trận lớn, là quân địch sẽ phải tan rã".

     Tài điều binh khiển tướng của Lý Thái Úy phải nói thật là tuyệt vời, đã được thử thách và tôi luyện từ hồi làm tướng tiên phong của Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành bắt Chế Củ, rồi sau đó cùng Tông Đản dẫn quân đánh ba châu Khâm, Liêm, Ung trên đất Tống, hoàn toàn thắng lợi. Nay trước tình thế mới, quân giặc đang chuẩn bị tràn xuống Kinh đô, vì vậy phải tổ chức phòng ngự chặn chúng lại.

     Lý Thái Úy cho tổ chức làm một "hàng rào" dọc theo sông Như Nguyệt (sông Cầu) để cầm chan quân giặc bằng cách triệt phá tuyền bè của chúng và dàn quân saÜn sàng cung nỏ, không cho chúng vượt sông. Từ phòng tuyến này quân ta do thám ra những đich sơ hở, rồi tổ chức những mũi nhọn tấn công chớp nhoáng ...

     Để cổ vũ tinh thần tướng sĩ và binh lính, Lý Thái Úy đã làm một bì thơ như sau:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ chẳng hành khan thủ bại hư.

(Dịch nghĩa:

Sông núi nước Nam Hoàng đế nước Nam ở
Ranh giới đã phân định rạch ròi ở sách trời.
Cớ sao quân giặc kia dám xâm phạm?
Chúng bay hãy xem, sẽ phải chuốc lấy bại vong!)
     Đây là bài thơ làm trong mấy phút xuất thần của Lý Thái Úy, nhưng đấy cũng là kết quả của mấy chục năm cần quân đánh đông dẹp bắc giữ yên xã tắc và giúp nhà vua chấn hưng nước nhà của Ngài.

     Phòng tuyến mà quân ta đang họat động bấy giờ lại nằm trên vùng đất có đền thờ hai vị tướng quân trung thành của Việt Vương Triệu Quang Phục thuở trước. Lý Thái Úy biết rất rõ điều đó. Vì vậy Ngài đã nhờ hai vị thần linh này công bố bài thơ trước tướng sĩ và quân lính để cổ vũ họ.

     Đêm ấy, đích thân Ngài đến đền thờ Trương Hát ở cửa sông Nam Quận (còn gọi Nam Bình) dâng hương hoa lễ vật và xin thần chuẩn y. Từ cõi mông lung hai vị dũng tướng thần linh (tuy là một đền thờ nhưng lại phối thờ cả hai vị) hiện về qua những cặp mắt lung linh trên hai pho tượng thờ được ánh sáng chiếu vào mà Lý Thái Úy cảm nhận thấy. Hai vị hài lòng, ban xuống lời đồng ý qua việc Lý Thái Úy trực tiếp tung hai đồng tiền xin "âm, dương" trên đĩa. Liền sau đó, một vị nhập hồn ngay vào môït vị tướng của Lý Thái Úy đang đứng trước đền. Chính vị tướng này là một vị tướng trẻ dũng cảm, lại có giọng nói sang sảng, được Lý Thái Úy giao cho cầm loa đọc bài thơ.

     Vì vậy, khi vị tướng trẻ đọc bài thơ thì tất thảy mọi người đều nhận thấy đó chính là giọng nói của thần thật.

     Bằng cả cuộc đời trung dũng của mình, thần đã cất lên tiếng người, dặn dò bảo ban lớp quân sĩ tiến lên giữ vững nền độc lập của dân tộc. Lời thần như thấm vào trong từng mạch máu, con tm của mỗi người!

     Được lời thần cổ vũ, từ các điểm tập kết, quân ta bí mật nhất tề xông lên, theo hiệu lệnh của Lý Thái Úy, đã giáng cho quân giặc những đòn thất điên bát đảo.

     Quân giặc đông đúc nhưng không thể nào vượt qua được phòng tuyến của quân ta. Mỗi khi màn đ êm buông xuống, trong các trại giặc, từ tướng tới quân, chúng đều cảm thấy như có thiên binh vạn mã từ đâu ầm ầm kéo đến ... Mà  đúng như thế thật. Chính hai vị tướng quân Trương Hống, Trương Hát đ êm nào cũng dẫn thiên binh của mình về phù trợ quân ta, uy hiếp tinh thần quân giặc.

     Sau nhiều lần bị đánh bất ngờ, lực lượng hao tổn nhiều, thấy không thể nào vào được kinh thành Thăng Long , Quách Quỳ bèn cho rút quân chuyển hướng về mạn đông bắc (nước ta) chiếm lấy châu Quảng Nguyên, bởi vì nhiều ít thế nào cũng phải có "cái gì" dâng lên vua Tống chứ!

     Thế là nền độc lập của nước nhà  đã được giữ vững. Ba năm sau (1079) bằng thương lượng, nhà Tống trả lại ta châu Quảng Nguyên, và từ đấy không dám đem quân sang xâm lấn nữa ...

     Trong chiến công đánh đuổi quân Tống lần này, ngoài lực lượng quân dân một lòng và tài thao lược của Lý Thái Úy, còn có cả "hồn thiêng sông núi" đã hiển linh giúp dập qua hai vị thần tướng Trương Hống, Trương Hát và thiên binh của các Ngài ...

     Thời ấy và cả sau này, mọi người đều vẫn tin như vậy. Sau chiến thắng, vua Lý Thánh Tông cho tu sửa lại hai ngôi đền thờ hai vị Tướng quân đẹp đẽ, khang trang hơn trước. Đó là một việc làm chính đáng và hợp lòng người, lòng thần.

     Các đời về sau, mỗi khi chính vị hay đổi niên hiệu, đều có sắc phong cho hai vị. Còn dân chúng thì đến đền thờ dâng hương hoa. Lễ vật, cầu mong cho sự an cư lạc nghiệp, đất nước thanh bình ...


 

Đã được xem 12731 lần
Sưu tầm bởi: NhiThieuGia
Cập nhật ngày 18/07/2008


TÌM KIẾM

Search
« Tìm nâng cao »
TIÊU ĐIỂM
Sự tích hoa hồng vàng!
Cỏ ba lá
Truyền thuyết hoa hồng xanh
Vương Phi thời Hiện Đại
Lý Thường Kiệt
Truyền thuyết về 12 Cung Hoàng Đạo
Vương Phi thời hiện đại - Chương 1
Nhị Vị Tướng Quân Trương Hống, Trương Hát
Ngọc Phượng Công Chúa
Nợ như Chúa Chổm
SÔI ĐỘNG NHẤT
Lần gặp đầu tiên
Lần gặp đầu tiên
Em mất anh, mãi mãi mất anh!
Ý nghĩa của hoa hồng xanh
Gửi Lại Chút Yêu Thương
Tự tình....
(^-^)+(^-^)...Nhớ Em...(^-^)+(^-^)
(^-^)+(^-^)...Nhớ Em...(^-^)+(^-^)
(^-^)+(^-^)...Nhớ Em...(^-^)+(^-^)
Mưa Trên Đảo Nhỏ
LIÊN KẾT WEB
Game Online
Học thiết kế web
Xem phim - Nghe nhạc
Nhạc Flash
Truyện Tranh
Avatars
Chat trên web
NHÀ TÀI TRỢ
 
Thung lũng Hoa Hồng - Mảnh đất của TÌNH YÊU - Diễn đàn TÌNH YÊU lớn nhất Việt Nam- Love Land - Informatics - Relax worlds
Tình Yêu | Tin Học | Giải Trí | Ngoại ngữ | Nghe nhạc | Xem phim | Flash games | Truyện tranh | Thế giới avatars | 15 phút chia sẻ | Lưu bút
Copyright © 2005 Thung Lũng Hoa Hồng. - All rights reserved. Designed and Coded by Thành Nha