:: Trang Chủ
» Lưu Bút
» Diễn Đàn
» Chơi games
» Nghe nhạc
» Xem phim
» Truyện tranh
» Avatars
» Phòng Tranh

Thơ Tình
Truyện Tình
Vườn tình yêu
Nghệ Thuật Sống
Danh ngôn tình yêu

Tin căn bản
Mẹo vặt
Đồ họa
Kho Download

Học tiếng Anh
Học tiếng Hàn
Học tiếng Hoa

T==============T
ID:  PASS:  
» Quên mật khẩu   » Đăng ký tài khoản mới
Hỏi và đáp
Hôm nay,  
TRANG CHỦ
Lưu bút
Tình yêu
Diễn đàn
Nghe nhạc
Xem phim
Chơi game
Phòng tranh
Quy định
Hỏi đáp
Tình Yêu
Thơ Tình
Truyện Tình
Nghệ Thuật Sống
Vườn Tình Yêu
Tâm Hồn Cao Thượng
Tin Học
Tin Căn Bản
Mẹo Vặt
Đồ Họa
Internet - Web
Kho Download
IT 360°
Giải Trí
Danh Ngôn
Thơ Thẩn
Truyện Cười
Truyện Ngắn
Truyện Ngụ Ngôn
Truyện Truyền Thuyết
Cổ tích - Sự tích
Thế giới games
Học Ngoại Ngữ
Tiếng Anh
Tiếng Hàn
Tiếng Hoa
English audio
English story
Học qua bài hát
Văn phạm tiếng Anh
Kỷ niệm áo trắng
Người thầy
Thơ áo trắng
Kỷ niệm không phai
LIÊN KẾT
Truyện Tình

Tôi là hoa hậu?

        Tác giả: Vũ Đức Nghĩa

Là con gái, dù có hơi xấu xí, tôi cũng có khát vọng và ước mơ - ước mơ của tôi rất khiêm nhường: được làm vợ, làm mẹ, vậy thôi. Nhưng cái ước mơ nho nhỏ ấy hình như đã vĩnh viễn khép lại khi tuổi tôi thập thò con số ba mươi - cái tuổi mà ngày xưa các cụ bà đã từng ca cẩm "gái ba mươi tuổi đã toan về già".

Quả thật, cứ mỗi lần nhìn vào tấm gương tôi lại xót xa, bởi thời gian đang đếm từng nhịp một, rất nhỏ, rất mong manh, như sợi kim giây của chiếc đồng hồ vô tư đến lạnh lùng, bước qua tất cả, bước qua cả nỗi buồn của tôi, để lại hai bên khóe mắt những vết lăn tăn dù còn rất nhỏ!

Lẽ nào, chỉ vì chuyện chồng con mà tôi sinh ra lẩn thẩn? Thi thoảng tôi lại thì thầm nhẩm tính: Cô Điệp, cô Hoa đẹp như thế sẽ được làm vợ, làm mẹ, rồi đến cô Hồng, cô Thu, rồi đến... Còn tôi? Nhan sắc chỉ dưới trung bình ở cái làng con gái nhiều hơn con trai mà lại nhiều con gái đẹp thì chắc chắn tôi thuộc vào diện... ế!

Có lúc, không hiểu sao, tôi chợt nghĩ đến anh Tân mù làm nghề dạy đàn ở đầu làng! Thế có nghĩa là tôi đang tự hạ mình xuống vị trí những người dưới đáy xã hội. Ở vị trí này, người ta nhận ra nhiều điều: Tôi biết mình là ai và cũng nhìn thấy muôn mặt của cuộc đời; tôi không sao khắc phục nổi cảm giác tự ti, nản lòng và nỗi buồn thân phận, về cái nghèo và gương mặt không nhan sắc của mình.

Trước đây tôi không bao giờ để ý đến Tân, mặc dù anh đã hiện diện ở làng này mấy chục năm qua. Với tôi, anh chỉ thấp thoáng như một cánh cò, mỗi ngày bay qua cánh đồng làng một lượt, ngày mai, ngày mốt cũng một cánh cò nhưng có thể là một con cò khác, thế thôi.

Những gì thuộc về anh không hề dừng lại trong tôi dù chỉ là một khắc: một khắc xao xuyến vì tiếng đàn của anh, một khắc tự hỏi, anh ta là ai, anh sống ra sao, và... một khắc chạnh lòng.

Bây giờ, khi có ý, tôi mới thấy anh đâu thua kém gì nhiều so với những người đàn ông mà tôi thầm mơ ước. Ngày ngày, anh khoác chiếc đàn ghi-ta ra khỏi nhà, không phải là đi hát xẩm, đi ăn xin, mà đi dạy nhạc cho những người yêu thích đàn; ai tặng bao nhiêu anh cũng nhận, không bao giờ ra giá. Anh tự sống được mà còn đem lại niềm vui cho nhiều người, hèn gì dân làng ai cũng gọi anh bằng cái tên nghe thật ấm áp: Anh Hai, cậu Hai Tân...

Lần đầu, khi đến gần anh, tôi đã bị cuốn hút bởi những ngón tay thanh tú như những ngón tay của một nhà ảo thuật tài năng, những ngón tay mềm mại múa trên phím đàn, gọi dậy cả một dòng suối âm thanh náo nức lòng người...

Nhưng rồi, ngay cả sự phát hiện ấy của tôi cũng đã quá muộn! Con Hồng mà tôi thầm xếp vào hạng nhất nhì trong làng bất ngờ tuyên bố: Nó chuẩn bị cưới anh Tân về làm chồng. Nhìn gương mặt ngời ngời hạnh phúc của nó và cái cách nó chuẩn bị cho lễ cưới, tôi hiểu là nó hoàn toàn tự nguyện, không phải chuyện ban ơn, bố thí tình yêu, cũng không phải chuyện tình tân trang về nàng Mỵ Nương với chàng nghệ sỹ Trương Chi.

Có ai hỏi tại sao, nó nói ngay: "Cha tôi ngày trước bị bom mìn làm mù cả hai mắt, nhưng khối người lành lặn không bằng; mấy trăm gốc xoài, gốc bưởi trong vườn là tay ba tôi trồng cả đấy. Anh Tân bây giờ cũng thế, anh ấy có nghề nghiệp, lại siêng năng, không cờ bạc rượu chè, mai mốt về tôi mở cho anh ấy một lớp dạy nhạc, tiếng lành đồn xa, lo gì...".

Thế là rõ, nó yêu anh thật lòng, nó cảm thấy mình vừa đôi phải lứa với anh, chứ không phải cố hạ mình như tôi để đến với anh, và mọi người đều tin: nó sẽ có hạnh phúc.

Còn tôi? Niềm hy vọng cuối cùng về chuyện chồng con đã bị tắt lịm. Suốt mấy năm sau đó, tôi hầu như chỉ quanh quẩn trong hàng rào nhà mình, lụi cụi với mấy công đất ruộng và vài chục gốc xoài, tôi đã an phận với cuộc sống độc thân như một ni cô...

Một buổi chiều, khi đang làm cỏ trong vườn, tôi bỗng nghe tiếng ai gọi tên mình. Từ lâu, tôi đã trở nên thờ ơ với việc chăm lo cho thân xác của mình, tôi chẳng cần phủi bụi trên quần áo, chẳng cần cặp lại mái tóc bù xù, uể oải cầm luôn chiếc liềm đi ra mở cổng. Vừa nhìn thấy tôi, chị Mùi reo lên:

- Ôi... Xin chào... Hoa hậu...

Thấy tôi cau mày, tự ái, chị Mùi liền vồ vập:

- Tôi nói thật lòng đấy... Đã lâu không gặp, nhìn cô đẹp hẳn ra, trắng trẻo, hơi có vẻ buồn, nhưng rất có hồn... Mà làng mình bây giờ còn ai hơn cô, hoa hậu chẳng là cô thì là ai nào?

Hình như tuổi trẻ và khát vọng chưa tắt hẳn trong tôi nên vừa nghe thấy một chuyện lạ tai, tôi đã tò mò gặng hỏi:

- Người ta đi đâu mà không còn ai?

Chị Mùi nắm tay tôi kéo ra ngoài hàng rào chỉ vào một dãy nhà hai ba tầng mới xây, rồi bảo:

- Đấy... Cô thấy chưa... Cô cứ quanh quẩn trong nhà nên lạc hậu mất rồi. Bây giờ làng mình đã trở thành phố - phố làng.

- Người ta làm gì mà làm giàu nhanh quá - tôi bỗng nói bâng quơ.

Chị Mùi như được gãi đúng vào chỗ ngứa, sung lên, vừa nói vừa hoa chân múa tay như một nhà hùng biện. Chị miêu tả một cuộc di cư ngoạn mục của phe đàn bà con gái làng Mĩ Hội.

Đầu tiên là cô Hường lên Sài Gòn làm tiếp viên, tiếp tân gì đấy, rồi bặt hai ba năm không về, đến khi về lại đi bằng xe hơi, dẫn theo một ông Đài Loan rất sang, rất phong độ. Cô Hường về mua bò, mua heo đãi đằng cả làng, cả họ, rồi xây cho cha mẹ một căn nhà bốn tầng ngất nghểu giữa làng. Cô cũng nói thật: Nhờ lấy được ông này nên cô mới sung sướng thế. Nếu ai muốn được như cô thì đăng ký, cô sẽ giới thiệu...

Thế là các ông Việt kiều, rồi Đài Loan, Hồng Kông lũ lượt kéo đến làng mình. Có ông sáu bảy mươi tuổi, có ông vừa gù, vừa lùn, chỉ khoảng một mét hai nhưng con gái làng mình ôkê tuốt.

Bọn con trai thấy mấy lão người ngoại khoác tay khoác chân những cô Hương, cô Hoa, cô Nhàn, cô Phượng đi phớn phở ngoài đường cũng tức tối lắm nhưng làm gì được người ta. Mấy anh thấy trước nguy cơ, sang bên Mĩ Thuận, Mĩ Hưng kiếm vợ, đã bị trai làng bên ấy người ta phang cho một trận! Bên ấy người ta cũng đang trong tình trạng khủng hoảng thiếu đàn bà, cung không đủ cầu.

Sau trận ấy, nhiều anh tức khí lên Sài Gòn tìm cơ hội làm giàu, chẳng biết làm gì, nhưng nếu chỉ làm thuê, cửu vạn thì còn khuya mới cưới được con gái làng này! Chị thở dài rồi nói nhỏ:

- Ngay đến cậu Hiếu nhà bên cạnh nhà tôi, bây giờ có muốn kiếm một người vợ như cô, cũng khó. Thật là một điều lạ. Anh Hiếu cũng thuộc diện đẹp trai, lại khỏe mạnh, giỏi giang, nhà có mấy mẫu ruộng liền vườn...

Anh là người con trai đầu tiên của làng Mĩ Hội học xong trung cấp nông nghiệp trở về quê áp dụng mô hình VAC, hàng năm thu lãi hàng chục triệu. Mấy năm trước đây, anh còn là một mẫu đàn ông mà con gái trong làng mơ ước. Ngày còn học phổ thông, tôi đã có những phút giây xao xuyến khi nghĩ tới anh. Lúc ấy, nhìn lại mình, đã chẳng đẹp, lại con nhà nghèo nên tôi phải cố dập tắt ngay những mơ mộng viển vông!

Chị Mùi nhìn đăm đăm vào mặt tôi có vẻ rất quan trọng rồi nhỏ nhẹ:

- Chị có chuyện này...

Tôi chưa kịp hỏi, chị đã nói tiếp:

- Nói gần nói xa chẳng qua nói thật. Xưa nay chị chưa bao giờ làm mai làm mối, nhưng bây giờ chị thấy đàn ông, con trai tội nghiệp quá, nhiều người khỏe mạnh, đẹp trai mà vẫn lo không lấy được vợ, như cậu Hiếu đấy, mấy lần định sang chỗ cô... chơi, nhưng lại... e cô đã có đám Đài Loan, Việt kiều rồi thì... quê.

- Em thì ai người ta cưới! Làm vợ anh Hiếu ít ra cũng phải như cô Hường, cô Hoa - tôi nói vui với chị.

- Cô lạc hậu rồi - Mặt chị Mùi sáng rực lên - Bây giờ là thời của chúng ta: thời - của - đàn - bà; đàn bà bắt đầu có giá.

Chị lấy ví dụ: trong chồng đơn xin việc ở một cơ quan, nếu có hai hồ sơ của một anh con trai và một cô con gái thì bao giờ cô con gái cũng được gọi trước, còn anh con trai thì... Xin lỗi: hãy - đợi - đấy! Rồi, tuyển lao động xuất khẩu, tuyển thư ký, trợ lý giám đốc người ta cũng đều nhấn mạnh: ưu tiên ứng viên là nữ... và...!

Chưa đâu, cứ giữ cái thói trọng nam khinh nữ í à, rồi siêu âm hễ thấy thai nhi gái là nạo, là phá, thì sẽ đến lúc mười anh con trai mới có một cô con gái! Bấy giờ đàn bà sẽ tha hồ lấy chồng bé, chồng lẽ, để cho cánh đàn ông biết thế nào là lễ độ.

Chị dám tuyên bố mạnh một câu: “Mười lăm, hai chục năm nữa đàn bà sẽ cai trị thế giới; hầu hết Tổng thống, Thủ tướng trên các quốc gia đều là đàn bà, chúng ta cũng sẽ ra thông báo tuyển thư ký, trợ lý, lái xe, và cũng sẽ ra điều kiện: Nam - cao từ một mét bảy trở lên, ngoại hình coi cho được, không hút, hít, ít uống rượu...”.

Đúng... vào cái lúc chị Mùi đang hăng, bỗng từ ngoài hàng rào có tiếng gọi:

- Mẹ ơi!

Mặt chị Mùi đang đỏ lựng đột ngột tái xanh! Tiếng gọi đó tiếp tục thông báo: “Mẹ ơi... Ba về!”. Gương mặt chị Mùi tái xanh lại trở nên tái xám. Chị giật mình rút từ trong giỏ ra một chiếc chai, miệng líu lại như bị trúng gió:

- Chết cha! Cái lão ấy về mà chưa kịp dọn cơm là lão chửi, cơm không có rượu cũng chửi, biết thế này thà lấy chồng Đài Loan.

Chị không kịp chào tôi, vội vã đi như chạy. Tôi nhìn theo bóng dáng người đàn bà liêu xiêu như một con cò mà lòng thắt lại. Người đàn bà mới ngoài ba mươi tuổi đã già nua, cằn cỗi bởi gánh nặng gia đình và nỗi uất hận vì ông chồng tối ngày say xỉn. Hình như trong chị đang có một cuộc nổi loạn, chị muốn lập lại trật tự thế giới (thế giới đàn ông và đàn bà).

Tôi không đoán định được rồi đây trật tự thế giới giữa đàn ông và đàn bà sẽ ra sao, nhưng cái phần của tôi trong bài diễn văn hùng hồn của chị Mùi đã bắt đầu linh nghiệm: tôi đã được anh Hiếu mang lễ vật đến cầu hôn.

Thú thật, khi vừa nhìn thấy anh thập thò ngoài cổng, tôi đã rộn rạo như người sốt phát ban. Nhưng đến khi anh Hiếu ngỏ lời, tôi đã lấy lại được bình tĩnh, tôi đã nhớ ra lời giáo huấn của chị Mùi về thời - của - đàn - bà, nên tôi cũng phải làm kiêu chút đỉnh...

Tôi cúi đầu để che bớt nỗi vui mừng đang muốn nổ tung lồng ngực, vừa ra chiều đắn đo, cân nhắc, tôi bảo:

- Cám ơn anh đã có lòng thương, nhưng... xin anh thư thả cho một vài... tuần để em... suy nghĩ kỹ...

Gương mặt anh Hiếu buồn hiu, anh cảm ơn rồi lủi thủi ra về! Tôi đã muốn chạy theo nắm tay anh kéo lại. Chắc các bạn cũng đoán được rồi đấy: anh Hiếu nhất định sẽ quay trở lại. Còn tôi? Tôi đã yêu anh một nghìn lẻ một phần trăm. Nhưng... tôi phải để cho anh đi lại đến lần thứ mười - tổng cộng: đủ bảy lần ra, ba lần vào. Lúc ấy, tôi mới... Duyệt!
Đã được xem 2292 lần
Sưu tầm bởi: camchuong
Cập nhật ngày 06/08/2007


CẢM NHẬN
Chưa có cảm nhận nào đc viết cho bài này!
TÌM KIẾM

Search
« Tìm nâng cao »
TIÊU ĐIỂM
Ý nghĩa của hoa hồng xanh
Sự Tích Hoa Hồng Xanh
Anh đã khiến em bị tổn thương!!!
Em nhớ và ... ghét anh
Yêu anh
Mưa Và Nước Mắt
CHUYỆN TÌNH TAY BA
Lại gần anh thêm chút nữa.......
Hãy Để Anh Yêu Em
Anh Nơi Đâu Em Vẫn Chờ
SÔI ĐỘNG NHẤT
Lần gặp đầu tiên
Lần gặp đầu tiên
Em mất anh, mãi mãi mất anh!
Ý nghĩa của hoa hồng xanh
Gửi Lại Chút Yêu Thương
Tự tình....
(^-^)+(^-^)...Nhớ Em...(^-^)+(^-^)
(^-^)+(^-^)...Nhớ Em...(^-^)+(^-^)
(^-^)+(^-^)...Nhớ Em...(^-^)+(^-^)
Mưa Trên Đảo Nhỏ
LIÊN KẾT WEB
Game Online
Học thiết kế web
Xem phim - Nghe nhạc
Nhạc Flash
Truyện Tranh
Avatars
Chat trên web
NHÀ TÀI TRỢ
 
Thung lũng Hoa Hồng - Mảnh đất của TÌNH YÊU - Diễn đàn TÌNH YÊU lớn nhất Việt Nam- Love Land - Informatics - Relax worlds
Tình Yêu | Tin Học | Giải Trí | Ngoại ngữ | Nghe nhạc | Xem phim | Flash games | Truyện tranh | Thế giới avatars | 15 phút chia sẻ | Lưu bút
Copyright © 2005 Thung Lũng Hoa Hồng. - All rights reserved. Designed and Coded by Thành Nha