:: Trang Chủ
» Lưu Bút
» Diễn Đàn
» Chơi games
» Nghe nhạc
» Xem phim
» Truyện tranh
» Avatars
» Phòng Tranh

Thơ Tình
Truyện Tình
Vườn tình yêu
Nghệ Thuật Sống
Danh ngôn tình yêu

Tin căn bản
Mẹo vặt
Đồ họa
Kho Download

Học tiếng Anh
Học tiếng Hàn
Học tiếng Hoa

T==============T
ID:  PASS:  
» Quên mật khẩu   » Đăng ký tài khoản mới
Hỏi và đáp
Hôm nay,  
TRANG CHỦ
Lưu bút
Tình yêu
Diễn đàn
Nghe nhạc
Xem phim
Chơi game
Phòng tranh
Quy định
Hỏi đáp
Tình Yêu
Thơ Tình
Truyện Tình
Nghệ Thuật Sống
Vườn Tình Yêu
Tâm Hồn Cao Thượng
Tin Học
Tin Căn Bản
Mẹo Vặt
Đồ Họa
Internet - Web
Kho Download
IT 360°
Giải Trí
Danh Ngôn
Thơ Thẩn
Truyện Cười
Truyện Ngắn
Truyện Ngụ Ngôn
Truyện Truyền Thuyết
Cổ tích - Sự tích
Thế giới games
Học Ngoại Ngữ
Tiếng Anh
Tiếng Hàn
Tiếng Hoa
English audio
English story
Học qua bài hát
Văn phạm tiếng Anh
Kỷ niệm áo trắng
Người thầy
Thơ áo trắng
Kỷ niệm không phai
LIÊN KẾT
Người thầy

Thầy đã khai tâm cho tôi

Tác giả: Vũ Đình Tuân

Một hình ảnh tôi nhớ mãi: bao giờ thầy tôi cũng nâng bút lên ngang mày, rồi khoa vài vòng nhẹ nhàng trước khi đặt bút cuống giấy viết. Kiểu múa bút đó ngày nay không còn. Thầy tôi viết chữ Nho, với con mắt trẻ thơ của tôi lúc bấy giờ, như rồng bay phượng múa. Nét chữ Quốc ngữ và chữ Tây của thầy đẹp tuyệt vời. Chúng tôi cố tập mà không sao theo thầy được

Người ta kể, vǎn tài của thầy khoá Ang không kém người. Thầy đã dự thi đúng khoa thi cuối cùng của nhà Nguyễn, qua được đệ nhất, đệ nhị, đến đệ tam trường thì thất quyển, do sĩ tử nǎm đó quá đông tại trường Nam. Thầy về làng mở trường gõ đầu trẻ.

Khi tôi được đến trường của thầy, tôi thất các cụ cử, cụ tú thường xuyên tới nhà thầy bàn soạn vǎn bản. Đám học trò chúng tôi được quạt lò, hầu nước, khoanh tay, dựa tường nghe các cụ trà đàm, nhiều khi như vịt nghe sấm. Còn vốn chữ Quốc ngữ và chữ Tây của thầy thừa đủ viết đơn từ, giấy má giúp bà con hàng tổng. Đôi khi thầy làm thông ngôn giúp dân nói chuyện với Tây lục lộ đo đường, hoặc cãi Tây đoan về làng khám rượu. Tổng đốc Cung Đình Vận có lần gặp thầy:
- Thầy có chữ, tôi muốn cử thầy làm việc trên huyện, thầy nghĩ sao?
Thầy tôi nhã nhặn trả lời:
- Cảm ơn quan lớn, tôi không dám ǎn lộc nhà nước bảo hộ.
Tổng đốc Cung Đình Vận biết thầy tôi "đá nhẹ", đành tảng lờ như không nghe thấy.

Một hình ảnh tôi nhớ mãi: bao giờ thầy tôi cũng nâng bút lên ngang mày, rồi khoa vài vòng nhẹ nhàng trước khi đặt bút cuống giấy viết. Kiểu múa bút đó ngày nay không còn. Thầy tôi viết chữ Nho, với con mắt trẻ thơ của tôi lúc bấy giờ, như rồng bay phượng múa. Nét chữ Quốc ngữ và chữ Tây của thầy đẹp tuyệt vời. Chúng tôi cố tập mà không sao theo thầy được. Thầy thường nói: "Cái chữ là nết người".

Trường của thầy là loại trường "pha": vài anh học trò quê, lớn lộc ngộc, quá tuổi đến trường công, nhà có tiền, cố học lấy cái bằng sơ học yếu lược; vài anh học trò nghèo, mong biết đọc biết viết, có dǎm ba chữ đi thi làm thợ máy hay tài xế lái xe. Còn tôi, sáu tuổi theo mẹ đến nhà thầy xin học chữ khai tâm để nǎm sau cứng cáp vào lớp đồng ấu của trường công.

Hôm đến học, tôi theo người nhà đội một mâm lễ mọn gọi là lễ tiên sư. Anh trưởng tràng đón nhận, đặt lễ lên bàn thờ. Thầy ngồi bên tràng kỷ. Trưởng tràng hướng dẫn tôi lễ tiên sư, rồi lạy thầy. Tôi làm theo như máy. Lạy xong, thầy cho tôi ngồi xuống chiếu, sai mở vở ra. Một cuốn vở giấy Tây và một cuốn vở giấy dó.

Thầy lấy chiếc bút lông, xoe ngọn bút lên trên nghiên son, rồi hạ bút viết hai chữ "KHAI TÂM" vào cuốn vở giấy dó. Thầy giảng giải rất đơn giản cho cái đầu non nớt của tôi: "Đó là Mở cửa cõi lòng sáng láng". Có thế thôi mà mỗi tuổi lớn thêm, tôi cnàg hiểu thêm thế nào là CÕI LÒNG SÁNG LÁNG.

Một nǎm học trôi qua, từ nhận mặt chữ "a, ǎ, â" đến đánh vần "bê a ba, bê á bá, bê ớ bớ...", tôi đã đọc thông viết thạo trong vòng nửa nǎm. Bốn phép tính nhân chia trừ cộng mà thầy dạy mới dễ dàng tiếp thu làm sao. Tôi biết tính từ lúc nào không biết nữa.

Buổi học cuối cùng, thầy tôi ngồi trên kỷ, không nói gì thêm, lấy cuốn vở giấy dó có hai chữ Khai Tâm, viết thêm tám chữ"
Ngọc bất trác, bất thành khí
Nhân bất học, bất tri lý
(Ngọc không mài, không dùng được
Người không học, không biết lẽ phải trái).

Tôi đón nhận cuốn vở và lạy thầy một lạy để ghi tạc ơn thầy.
Bẵng đi 20 nǎm. Một hôm, thầy tôi được tin tôi vừa tốt nghiệp đại học. Từ quê lên Hà Nội, thầy tôi vẫn khǎn xếp, áo the, nhưng rất đẹp lão. Thầy đến với gia đình tôi thật bất ngờ. Và bất ngờ ngờ nhất đối với tôi là thầy mang theo cuốn vở giấy Tây mỏng, đó là cuốn vở vỡ lòng của tôi.

Đưa cuốn vở cũ, thầy tôi vui vẻ nói:
- Bây giờ, anh nhiều chữ hơn thầy rồi đấy!
- Thưa thầy!Con không dám ạ!
Thầy tôi có vẻ hài lòng và nói tiếp:
- Như vậy là anh đã hiểu bể học và đạo làm người là không cùng. Thầy mừng cho anh!
Ngày nay thầy tôi không còn! Nhưng tôi vẫn thoờng khấn thầy tôi: "Thưa thầy! Mười bốn chữ khai tâm thầy cho, con xin giữ trong lòng suốt đời!"

Đã được xem 4073 lần
Sưu tầm bởi: Gõ Kiến
Cập nhật ngày 14/11/2008


CẢM NHẬN
loi mo
doc that co y nghia ai cung co khoi dau bang su do dau do la buoc dem dau doi may man cam on ban
Được viết bởi nguyenhoainam12181980 (15/12/2008 - 9:53:55 PM)
TÌM KIẾM

Search
« Tìm nâng cao »
TIÊU ĐIỂM
Những lời tri ân tới thầy cô giáo
Lời hay ý đẹp về người thầy
Lá thư của Tổng thống Lincoln gởi thầy giáo dạy con trai ông
Học trò xưa với thầy cô giáo của mình
Kỷ niệm tuổi học trò
Cô giáo tôi
Em cám ơn thầy
Nghề làm Thầy
Người thầy giản dị
Bài học của thầy tôi
SÔI ĐỘNG NHẤT
Lần gặp đầu tiên
Lần gặp đầu tiên
Em mất anh, mãi mãi mất anh!
Ý nghĩa của hoa hồng xanh
Gửi Lại Chút Yêu Thương
Tự tình....
(^-^)+(^-^)...Nhớ Em...(^-^)+(^-^)
(^-^)+(^-^)...Nhớ Em...(^-^)+(^-^)
(^-^)+(^-^)...Nhớ Em...(^-^)+(^-^)
Mưa Trên Đảo Nhỏ
LIÊN KẾT WEB
Game Online
Học thiết kế web
Xem phim - Nghe nhạc
Nhạc Flash
Truyện Tranh
Avatars
Chat trên web
NHÀ TÀI TRỢ
 
Thung lũng Hoa Hồng - Mảnh đất của TÌNH YÊU - Diễn đàn TÌNH YÊU lớn nhất Việt Nam- Love Land - Informatics - Relax worlds
Tình Yêu | Tin Học | Giải Trí | Ngoại ngữ | Nghe nhạc | Xem phim | Flash games | Truyện tranh | Thế giới avatars | 15 phút chia sẻ | Lưu bút
Copyright © 2005 Thung Lũng Hoa Hồng. - All rights reserved. Designed and Coded by Thành Nha